Xiaomi Redmi 1S chính hãng đã có mặt đầu tiên tại VN

Xiaomi Redmi 1S (HM-1SW) chính là chiếc điện thoại Xiaomi đầu tiên chính thức phân phối ở thị trường Việt Nam.

Hồi đầu tháng 12, đã từng có những thông tin về việc Xiaomi - thương hiệu điện thoại đến từ Trung Quốc sẽ sớm bước chân vào thị trường Việt Nam. Đến lúc này, có vẻ như cuộc đổ bộ của Xiaomi đã đến sớm hơn dự kiến.

Ở thời điểm hiện tại (23/12), một lượng nhỏ mẫu máy Redmi 1S của thương hiệu Xiaomi đã có mặt trên thị trường. Theo chia sẻ của một đơn vị chuyên bán các sản phẩm công nghệ tại Hà Nội, mẫu máy này được phân phối bởi Digiworld và là một trong những lô máy chính hãng Xiaomi đầu tiên được bán ra trên thị trường. Mức giá niêm yết mà phía nhà sản xuất đưa ra dành cho Xiaomi Red 1SW sẽ là 3,799 triệu đồng.

Dưới đây là những hình ảnh đầu tiên về Xiaomi Redmi 1S được ghi nhận tại thị trường Hà Nội:


Mẫu máy này vừa xuất hiện sáng nay tại một đơn vị kinh doanh điện thoại di động ở Hà Nội.


Đây là một trong những chiếc điện thoại Xiaomi chính hãng đầu tiên tại thị trường Việt Nam.


Xiaomi Redmi 1SW được bán ra với giá 3.799 triệu đồng.


Máy được phân phối chính thức bởi Digiworld.

Xiaomi xác nhận sẽ trình làng mẫu flagship vào tháng 1 tới

Xiaomi đã chính thức xác nhận mẫu flagship mới nhất của hãng sẽ được trình làng trong tháng 1. Nhiều khả năng đó chính là mẫu Xiaomi Mi5 và sẽ được trình làng tại sự kiện CES 2015 tới đây.

CEO của Xiaomi, Lei Jun vừa thông báo trên trang Weibo cá nhân về việc công ty sẽ giới thiệu "flagship" của hãng ngay trong tháng 1. Đáng tiếc là nguồn tin chỉ có thế và chúng ta không biết nhiều hơn về thông tin thiết bị cũng như cấu hình. Nhiều người dự đoán thiết bị này sẽ thuộc dòng smarphone Xiaomi Mi, hoặc cũng có thể là máy tính bảng Mi Pad.



Ngoài ra, theo một số nguồn tin có thể đây là một chiếc Laptop chứ không phải là smartphone hay máy tính bảng. Chiếc laptop này dự kiến sẽ có giá khoảng 2.999 nhân dân tệ (480 USD). Laptop của Xiaomi được cho là sở hữu màn hình hiển thị 1080p 15 inch, bộ vi xử lý Intel Haswell i7-4500u, 2 x 8GB RAM và chạy trên hệ điều hành Linux. Tuy nhiên, không có thông tin chính thức về máy tính xách tay đã được công bố bởi các nhà sản xuất Trung Quốc.



Trong một thông tin khác, Xiaomi đã hoàn thành chiến dịch gây quỹ 1,1 tỷ USD và mang lại cho công ty tổng giá trị lên tới 45 tỷ USD. Có vẻ như năm 2015 sẽ là một năm đầy triển vọng với Xiaomi.

Nguồn: GenK

Xiaomi MiPad 2 và Xiaomi Redmi Note 2 lộ thiêt kế và cấu hình

2 sản phẩm đang được mong đợi nhất của Xiaomi là Xiaomi MiPad 2 và Xiaomi Redmi Note 2 đều đã có những thông tin đầu tiên về thiết kế và cấu hình.
Xiaomi MiPad 2 có thể sẽ là điểm khởi đầu cho mối quan hệ hợp tác giữa Xiaomi và Intel, trong khi màn hình Redmi Note 2 sẽ được nâng cấp độ phân giải.


Mipad 2 sẽ không dùng chip NVIDIA Tegra K1?

Một bức ảnh bị rò rỉ trên mạng xã hội Weibo gần đây cho thấy, có vẻ như điện thoại Xiaomi đang tập trung nguồn lực vào một thiết bị có thể là máy tính bảng Xiaomi MiPad thế hệ tiếp theo. Chiếc tablet này không có logo Xiaomi ở mặt trước nhưng vẫn sử dụng cùng một ngôn ngữ thiết kế với chiếc MiPad đầu tiên.

Nếu thông tin trên là chính xác thì Xiaomi MiPad 2 (Trung Quốc) sẽ có màn hình mặt kính 7.9 inch giống như trên Mipad với độ phân giải 2048 x 1536 pixel. Dung lượng RAM 2GB trên MiPad 2 cũng tương đương với cấu hình của MiPad thế hệ đầu. Sự khác biệt đáng chú ý nhất nằm ở lựa chọn CPU: thay vì bộ vi xử lý lõi tứ NVIDIA Tegra K1 với tốc độ 2.2 GHz như trên Mipad, tablet MiPad 2 dự kiến sẽ được trang bị chip Intel Atom xung nhịp 1.8 GHz.

Giao diện MIUI của điện thoại Xiaomi sẽ được chạy trên nền tảng Android 4.4.4. Máy sẽ được cập nhật lên Android 5.0 vào năm sau.


Redmi Note 2 nâng màn hình lên độ phân giải full HD

Cũng trong ngày hôm nay, một vài hình ảnh khác trong chuỗi hình ảnh mặt sau của chiếc Xiaomi Redmi Note 2 cũng đã được hé lộ. Các thông số kỹ thuật bị rò rỉ lần này cũng cho thấy Redmi Note 2 không phải là một siêu phẩm có cấu hình ngang ngửa Note 3 như tin đồn cũ.

Thông tin của ngày hôm nay cho biết, Xiaomi Redmi Note 2 sẽ giữ nguyên màn hình 5.5 inch như phiên bản đời đầu, tuy nhiên độ phân giải màn hình sẽ tăng lên đến 1080 x 1920 pixel. Chip của thiết bị có thể là bộ vi xử lý 64-bit từ Qualcomm (Snapdragon 615) hoặc MediaTek (MT6752). Máy sẽ có dung lượng RAM 2GB cùng với bộ nhớ trong 16 GB. Camera trước và sau lần lượt là 5MP và 13MP, dung lượng pin 3000mAh.

Cũng giống như Xiaomi MiPad 2, Redmi Note 2 sẽ được cài MIUI trên nền Android 4.4.

Trước đó, Redmi 2 được dự đoán là sẽ xuất hiện trên thị trường với 3GB RAM, camera sau 20.7MP và camera trước 8MP. Thiết bị sẽ được ra mắt với các phiên bản 16GB, 32GB, 64GB, và 128GB với các mức giá lần lượt là 165 USD (hơn 3,5 triệu đồng), 215 USD (khoảng 4,5 triệu đồng) và 245 USD (khoảng 5,2 triệu đồng). Mức giá của phiên bản 128GB vẫn chưa được tiết lộ.

Các hình ảnh lần này cho thấy, camera cảm biến được dịch chuyển lên góc trên bên trái, ngay cạnh vị trí đèn flash kép. Do không nhìn thấy loa ở mặt sau nên có thể phỏng đoán loa của Redmi Note được đặt ở mặt trước hoặc dưới đáy của thiết bị. Tất nhiên, cũng có khả năng là những hình ảnh này không thuộc về Redmi Note 2, vốn đã từng bị rò rỉ ảnh từ tháng 10.


Hình ảnh rò rỉ tháng 10 của Redmi Note 2

Xiaomi Redmi Note 2 được dự kiến sẽ ra mắt vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2 tới, trong khi MiPad 2 chưa có thời điểm ra mắt chính thức. Rất có thể, Xiaomi sẽ để dành 2 sản phẩm này cho hai sự kiện CES (Las Vegas, Mỹ - tháng 1) hoặc MWC (Berlin, Đức - tháng 2) nhằm thu hút sự chú ý của các fan công nghệ toàn cầu.
Nguồn: Vnreview

Xiaomi Redmi 1S tấn công phân khúc điện thoại giá rẻ Việt Nam

Mẫu mới nhất Xiaomi Redmi 1S của Xiaomi hứa hẹn sẽ lật đổ những "ông lớn" vốn đang ngự trị ở phân khúc giá rẻ.


Theo thông lệ hàng năm, vào những thời điểm cận Tết, người dùng thường có nhu cầu cao trong việc mua sắm, đổi mới smartphone, tuy nhiên, việc chọn lựa sản phẩm nào lại là cả 1 câu hỏi lớn. Và mới đây, thương hiệu mới nổi đến từ Trung Quốc là Xiaomi đã chính thức gia nhập thị trường di động Việt với chiếc smartphone tầm trung là Xiaomi Redmi 1S.



Bỏ sau lưng những đàm tiếu, máy đã nhận được không ít những lời khen ngợi từ cộng đồng người dùng tại Việt Nam cũng như các chuyên gia công nghệ lâu năm. Không chỉ dừng lại ở đó, sau khoảng 1 ngày được chào bán tại chuỗi cửa hàng của Hoàng Hà Mobile, máy gần như đã "hết bay" và chưa có tín hiệu giảm nhiệt.

Câu hỏi đặt ra là thực hư về chiếc smartphone này ra sao, trải nghiệm thế nào mà người dùng trong nước lại quan tâm tới Redmi 1S đến thế? Thêm nữa, tại sao Xiaomi không tung ra chiếcMi4 đang làm mưa làm gió tại thị trường nội địa mà lại là Redmi 1S?

Xiaomi Redmi 1S và những cái nhìn đầu tiên

Là đại diện đầu tiên của Xiaomi - cái tên đang nổi đình nổi đám trên thị trường di động thế giới, Redmi 1S mang trong mình những xứ mệnh đặc biệt tại thị trường Việt Nam đó là: tạo dựng thương hiệu, thu hút người dùng và tất nhiên là cả doanh số bán hàng.

Khác với những sản phẩm giá rẻ trên thị trường, máy tạo cho người dùng cảm giác giản dị, nhẹ nhàng nhưng không kém phần lôi cuốn. Điển hình như hộp đựng máy chỉ độc duy nhất logo Mi (Xiaomi) trên nền giấy cứng thay vì những hình ảnh màu mè.



Cái nhìn đầu tiên về máy, ngay lập tức khiến người ta liên tưởng tới chiếc smartphone đồng hương là Huawei Honor 3C - cũng những đường vát cạnh và thuôn dài giúp cầm nắm gọn trong lòng bàn tay. Duy chỉ có vị trí đặt chiếc đèn flash và cụm camera là khác biệt.

Về phụ kiện đi kèm, ngoài sách hướng dẫn, máy chỉ độc có chiếc dây cáp mà không có củ sạc hay tai nghe ở bên trong. Có lẽ, đây chính là lý do tại sao Redmi 1S lại rẻ tới vậy. Biết đâu đó, tại nước bạn, smartphone Android đã trở thành vật dụng không thể thiếu nên người ta không tặng kèm thì sao? Tuy nhiên, may mắn là nhà phân phối Digiworld cũng cẩn thận tặng kèm 1 củ sạc cho những ai mua máy.

Lướt qua, tất cả chỉ gói gọn trong 2 chữ "đơn giản" và quả thật, không hổ danh "hạt gạo nhỏ" - nghe thì thân quen nhưng ẩn chứa trong mình một sức sống mãnh liệt. Để rồi từ đó, không chỉ là 1 hạt gạo mà có thể là cả 1 cánh đồng bạt ngàn chăng?

Thiết kế

Nhìn chung, thiết kế máy không tạo nên nhiều điểm khác biệt. Ở đây, chúng ta có thể tạm thời liệt kê ra vài điểm cộng như chất liệu vỏ nhựa nhưng chắc chắn, chứ không tạo cảm giác ọp ẹp. Thêm nữa, máy sử dụng chất liệu nhựa được làm nhám - tạo vẻ mạnh mẽ chứ không bóng bẩy như người đồng hương Huawei Honor 3C.




Điểm trừ ở máy là dù đã cố tình trau chuốt chiếc Redmi 1S, nhưng chất liệu mà Xiaomi sử dụng lại gây bám mồ hôi và vân tay. Ngoài ra, máy còn khá dày và nặng, nhìn qua thì có vẻ cục mịch nhưng khi sử dụng quen, có thể bạn sẽ thấy thích thú với độ đầm tay mà Redmi 1S tạo ra.

Chi tiết hiếm hoi sử dụng kim loại ở Redmi 1S là các phím âm lượng và nguồn, sử dụng khá tốt và nhạy.

Tóm lại, đây là 1 sản phẩm có thiết kế hết sức giản dị, chắc chắn và tiện dụng. Qua đây, ta có thể phần nào trả lời cho câu hỏi tại sao nhà sản xuất lại chọn Redmi 1S là đại diện đầu tiên xuất trận. Bởi với một thiết kế đơn giản như vậy, máy sẽ phù hợp với nhiều tầng lớp người dùng và cũng có thể coi đây là liều thuốc thử tại thị trường di động Việt.

Cấu hình và trải nghiệm

Được coi là 1 trong những lá cờ đầu tại Việt Nam, Xiaomi Redmi 1S trình diện người dùng nước ta với 1 cấu hình khá, thậm chí là vượt mặt nhiều đối thủ cùng tầm giá. Máy được trang bị màn hình 4,7 inch - tương đương với chiếc iPhone 6 hiện nay nhưng với độ phân giải là HD và mật độ điểm ảnh 312 ppi cho màu sắc khá tươi tắn nhưng không nịnh mắt.

Ngoài ra, máy còn tích hợp vi xử lý "xịn" từ Qualcomm là S400 - xung nhịp 1,6 GHz, RAM 1GB, bộ nhớ trong 8GB. Qua trải nghiệm thực tế, máy chạy khá mượt mà trên giao diện MIUI do chính Xiaomi phát triển dựa trên nền tảng Android 4.3.



Thêm nữa, bản ROM mà Xiaomi cung cấp cho Redmi 1S tương thích rất tốt với phần cứng và cung cấp đầy đủ các tính năng thông thường như cài đặt nhanh, tự động mở khóa... Tuy nhiên, với phiên bản máy hiện tại, người dùng nước ta vẫn chưa được hỗ trợ ngôn ngữ Tiếng Việt. Tất nhiên, bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu thêm về các bản ROM Cook khá đa dạng từ cộng đồng Xiaomi tại Việt Nam.

Quay trở lại với những công việc đơn giản như lướt web, nghe nhạc hay xem phim, đối với máy, đây đều không phải là trở ngại lớn. Đặc biệt, với những game khá "hot" hiện nay như Asphalt 8 hay Boom Beach, Redmi 1S hoàn tòan có thể làm tốt công việc của mình mà không hề có hiện tượng giật, lag.



Về thời lượng pin, dù sở hữu viên pin dung lượng 2.050 mAh nhưng thời gian sử dụng thực tế trên Redmi 1S lại khá eo hẹp, tất nhiên là máy vẫn duy trì phục vụ người dùng trong khoảng thời gian làm việc ban ngày. Còn nếu bạn đã quen với phong cách sử dụng hết "tốc lực" thì Redmi 1S quả thật cần phải cân nhắc.

Về camera của máy, đây thực sự là điều khiến bạn sẽ phải bất ngờ khi camera sau 8 megapixel cho chất lượng ảnh khá, chi tiết rõ nét nhưng nước ảnh lại hơi nhạt so với thực tế. Còn như camera trước 1,6 megapixel, chất lượng ảnh "selfie" của Redmi 1S cũng tốt hơn hẳn các sản phẩm cùng tầm như Zenfone 5 hay Mobiistar Prime 508.



Khi thử test hiệu năng của máy trên trình Antutu Benchmark v5.5, máy đạt số điểm là 20.344 điểm, khá cao so với tầm giá, thậm chí ở 1 số trình test khác, Redmi 1S còn tỏ ra vượt trội hơn so với đối thủ Zenfone 5 của ASUS.

Tuy nhiên, vì là 1 sản phẩm giá rẻ, nên trong thời gian vận hành lâu, máy vẫn không thể tránh khỏi hiện tượng "nóng lên" ở phía cụm camera. Với những người vui tính, chúng ta có thể tạm liệt Xiaomi Redmi 1S vào danh sách những chiếc smartphone dành riêng cho mùa đông.


Tạm kết

Với cái giá chính hãng chỉ 3,5 triệu đồng được phân phối bởi Digiworld và Hoàng Hà Mobile, Redmi 1S thực sự là một mối đe dọa cho các ông lớn hiện nay như Samsung, LG hay Asus. Mức giá phải chăng, cấu hình đáng tiền cùng những trải nghiệm mượt mà của máy chắc chắn sẽ khiến người dùng khó tính nhất phải siêu lòng, nếu bạn không-thực-sự quan tâm hoặc không-cần tới yếu tố bảo mật.



Nói vậy để thấy, xét về mặt công nghệ, "hạt gạo" đời đầu của Xiaomi sẵn sàng ăn thua với hầu hết các đối thủ trong tầm giá 4, thậm chí là 5 triệu đồng, dù tuổi đời của máy cũng chẳng ít ỏi gì. Ngoài ra, khác với các đại gia đang nhòm ngó thị trường Việt, Xiaomi còn có cả 1 cộng đồng người dùng lâu đời tại Việt Nam lẫn các cộng đồng nội địa thường xuyên hỗ trợ.

Do đó, nếu còn hoài nghi về thực lực của Xiaomi thì hãy 1 lần trải nghiệm chiếc Redmi 1S, để rồi chính bạn sẽ phải bất ngờ đấy!

Nguồn: Genk

Điện thoại Xiaomi có thể sẽ bị cấm bán tại nhiều nước vì vấn đề bản quyền

Sau khi Ấn Độ quyết định cấm bán điện thoại Xiaomi vì vi phạm bản quyền đã cho thấy nhiều lỗ hổng của Xiaomi về vấn đề bản quyến sáng chế và rất có thể dẫn tới nhiều nước khác cũng sẽ thực hiện tương tự như Ấn Độ.



Xiaomi mới bắt đầu bán điện thoại tại Ấn Độ từ tháng 7/2014 và mau chóng trở thành thương hiệu smartphone tăng trưởng nhanh nhất tại đây. Với chi phí tiếp thị tối thiểu, Xiaomi thậm chí còn đánh bại cả những mẫu “dế” Android giá rẻ khác.

Tháng 11/2014, trả lời Reuters, Hugo Barra, cựu tướng Google nay đang đảm nhiệm hoạt động toàn cầu của Xiaomi, bày tỏ sự hạnh phúc khi Ấn Độ chào đón công ty của mình nhanh như vậy. Chỉ thông qua một bài đăng trên Facebook, ông đã lôi kéo được hàng tá người hâm mộ đến tiệm pizza California Pizza Kitchan tại Mumbai để gặp mình.

Tuy nhiên, mới tuần trước, một tòa án Ấn Độ đã ra phán quyết cấm bán điện thoại Xiaomi sau khi bị nhà sản xuất thiết bị viễn thông Ericsson tố cáo vi phạm bản quyền. Lệnh cấm kéo dài tới ít nhất là ngày 2/5/2015 cho đến khi phiên phúc thẩm diễn ra. Đây mới chỉ là bước khởi đầu trong cuộc chiến của Xiaomi về quyền sở hữu trí tuệ..

Nguồn tin thân cận với Xiaomi cho biết tầng lớp lãnh đạo từ lâu đã biết về lỗ hổng của công ty trong vấn đề bằng sáng chế. Sự rủi ro về mặt pháp lý tại các thị trường phương Tây đóng vai trò không nhỏ trong chiến lược mở rộng thị trường của Xiaomi. Theo nguồn tin, nó là lí do hãng tấn công Ấn Độ và Đông Nam Á.

Trong một phát biểu, Xiaomi thừa nhận “không dễ” xây dựng danh mục bằng sáng chế tương đối khi chỉ là một star-up, tuy nhiên hãng đặt mục tiêu có 8.000 bản quyền năm 2016. Tại quê nhà Trung Quốc, Xiaomi cũng xung đột bản quyền với các doanh nghiệp khác, chủ yếu về quyền sở hữu nội dung dịch vụ truyền hình.

Khi mảng smartphone ngày một phát triển, các nhà phân tích tin rằng Xiaomi còn phải đối mặt với áp lực lớn hơn, đặc biệt khi 2 trong số các đối thủ lớn nhất là Huawei và ZTE lại là các “ông trùm” về bằng sáng chế tại Trung Quốc.

Đối với thị trường Ấn Độ, lệnh cấm ảnh hưởng không ít đến triển vọng tăng trưởng của Xiaomi. Tại một quốc gia mà mới chỉ có 1 trong 10 người sử dụng smartphone, cơ hội cho các hãng điện thoại là vô cùng lớn. Trong quý III, thị trường di động Ấn Độ tăng trưởng 82% trong khi Trung Quốc chỉ tăng khiêm tốn 10,8%, theo thống kê mới của IDC.

Barra trấn an người dùng trên website rằng Xiaomi có thể lật ngược vấn đề.

Xiaomi
bán được nhiều điện thoại hơn cả Apple và Samsung tại Trung Quốc và trở thành nhà sản xuất điện thoại lớn thứ ba thế giới trong tháng 10/2014 dù danh tiếng của công ty chưa vươn ra ngoài châu Á.

Không như Apple chỉ tung mỗi năm một mẫu iPhone mới, Xiaomi liên tục nâng cấp các mẫu máy và bán trên mạng với chi phí quảng cáo nhỏ, chủ yếu nhờ phương thức truyền miệng. Theo Giám đốc Kinh doanh Manu Jain, tại Ấn Độ, ban đầu Xiaomi chỉ nhập 10.000 thiết bị/tuần song đã nhanh chóng tăng lên từ 60.000 đến 100.000 máy để đáp ứng nhu cầu người dùng.

Khoảng trống do lệnh cấm Xiaomi có thể nhanh chóng bị lấp đầy bởi các hãng điện thoại địa phương hoặc quốc tế đang tìm cách tăng thị phần. Nhà phân tích Rushabh Doshi của Singapore nhận định vụ kiện sẽ khiến Xiaomi phải nhìn nhận lại về danh mục bằng sáng chế của mình và đầu tư thêm chi phí nghiên cứu và phát triển.

Xiaomi đánh bại Apple và Samsung để vượt lên số 1 tại Trung Quốc

Hãng điện thoại Xiaomi đã chính thức vượt qua Samsung và Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh số 1 tại Trung Quốc. 
Xiaomi mới thành lập được 4 năm và đã phát triển một cách vượt bậc với nhiều dòng điện thoại ấn tượng như Xiaomi Mi3, Mi4, và mới đây là Xiaomi Mi5Xiaomi Redmi 1S.




Vào quý 3/2014, Hãng Điện thoại Xiaomi đã chuyển 15 triệu smartphone đến tay người tiêu dùng, tăng 240% so với 4,4 triệu sản phẩm một năm trước đó. Cùng thời gian này, Samsung chỉ xuất xưởng 13,2 triệu smartphone (so với 15,5 triệu cùng kỳ năm trước). Xiaomi hiện kiểm soát 14% thị trường smartphone của Trung Quốc, và gần đây đã trở thành hãng sản xuất lớn thứ năm trên thế giới.

Khách hàng Trung Quốc giờ đây đang ủng hộ rất nhiều thương hiệu trong nước - bao gồm Xiaomi, Lenovo, Yulong, Huawei, BBK, ZTE, OPPO, và K-Touch - các hãng này đã cung cấp hơn 70 triệu smartphone, chiếm 65% thị phần. Samsung và Apple hai công ty nước ngoài duy nhất có mặt trong top 10 các nhà sản xuất smartphone ở nước này, chỉ bán ra 20 triệu sản phẩm và chiếm 18% thị phần.

Xiaomi có kế hoạch bán 60 triệu điện thoại di động trong năm nay và 100 triệu vào năm 2015. Điều này sẽ giúp Xiaomi ngày càng thu ngắn khoảng cách trong cuộc đua cung cấp smartphone với Apple (kỷ lục của Apple là 150 triệu chiếc vào năm 2013).

Làm thế nào mà Xiaomi từ một công ty startup đã phát triển như vũ bão trên thị trường smartphone vốn đã bão hoà nhiều năm qua để trở thành đối thủ đáng gờm của Samsung và Apple tại thị trường Trung Quốc? Nhiều nhà đầu tư Mỹ ban đầu chỉ xem Xiaomi như chỉ là một nhà sản xuất hàng nhái của Trung Quốc bằng cách sao chép các thiết bị cao cấp và bán chúng với giá thấp hơn để thành công.



Lei Jun - CEO của Xiaomi không phủ nhận điều này. Ông không hề ngại ngùng hay thấy xấu hổ khi sao chép Apple. Trong các sự kiện của Xiaomi, Lei Jun ăn mặc giống như Steve Jobs với quần Jeans và áo đen. Thậm chí câu nói gợi mở của Steve Jobs “one more thing" để giới thiệu sản phẩm “chủ chốt” của Apple khi gần kết thúc sự kiện cũng được sao chép lại. Flagship mới nhất của Xiaomi Mi3 và Xiaomi Mi4 sao chép thiết kế từ Galaxy S5 và Iphone5.






Nhưng việc sao chép trên không thể giúp Xiaomi trở thành một gã khổng lồ như hiện tại. Phân tích sâu hơn vào chiến lược của Xiaomi chúng ta sẽ thấy thế mạnh độc đáo của công ty này.

Phó chủ tịch toàn cầu của Xiaomi, Hugo Barra (đã từng là phó chủ tịch và cựu phát ngôn viên cho bộ phận Android của Google) cho biết: “Chiến lược bán hàng của Xiaomi là vận chuyển trực tiếp sản phẩm đến tay người tiêu dùng, không thông qua bên thứ 3 và cũng không cần nhà phân phối. Xiaomi bán sản phẩm với tỷ suất lợi nhuận thấp nhất vì nó bỏ ra rất ít chi phí để quảng cáo cũng như không phải tích lũy hàng tồn kho”.

Xiaomi trang bị cho smartphone của mình cấu hình rất tốt - “flagship” Xiaomi Mi3 sở hữu bộ xử lý 2,3 GHz Qualcomm Snapdragon, 2GB RAM, máy ảnh 13 megapixel và chạy trên custom ROM MIUI nổi tiếng do chính Xiaomi phát triển.

Và giá cho một chiếc smartphone có cấu hình tương đương Samsung Galaxy S5 (có giá từ 500-650USD) chỉ là 230USD. Khách hàng ở Trung Quốc không thể có sự lựa chọn tốt hơn với mức giá này. Ngoài ra, doanh số bán hàng mạnh mẽ của Xiaomi ở Trung Quốc cũng đang được thúc đẩy bởi hai yếu tố khác - niềm tự hào quốc gia và mức giá “cắt cổ" của các sản phẩm nước ngoài.




Trước khi Xiaomi xuất hiện, thị trường điện thoại thông minh của Trung Quốc đã bị bão hòa bởi các thiết bị Android có chất lượng thấp làm nhái các sản phẩm iPhone, Samsung Galaxy, Note... Từ mớ hỗn độn đó, số ít các công ty trong nước như Lenovo và Huawei bắt đầu sản xuất các smartphone mà người tiêu dùng Trung Quốc có thể tự hào. Tuy nhiên, Lenovo và Huawei không thể đưa ra mức giá cạnh tranh như Xiaomi khi nó ra mắt smartphone đầu tiên vào năm 2011 với chiến lược: “Bán sản phẩm cao cấp với giá bình dân".

Người tiêu dùng Trung Quốc biết rằng các giá bán sản phẩm của Apple ở nước mình cao hơn các nước khác. Ví dụ, trên Taobao, một chiếc iPhone 5 Unlock có giá khoảng 4.600 nhân dân tệ (746 USD), trong khi đó giá của phiên bản này trên trang chủ của Apple chỉ là 649 USD.

Thực tế sản phẩm Apple ở Trung Quốc còn chịu ảnh hưởng của phí vận chuyển và nhập khẩu, nhưng những gì mà người tiêu dùng quan tâm là tại sao họ lại phải bỏ ra gần 100 USD cho mỗi sản phẩm. Trong quá khứ, các thương hiệu như Starbucks, Audi, Subaru cũng đã bị các phương tiện truyền thông Trung Quốc yêu cầu làm rõ vấn đề này. Khi Xiaomi xuất hiện với chất lượng tốt và giá cả phải chăng, việc nó đánh bại Apple và Samsung trên sân nhà là chuyện hiển nhiên.

Thất bại trước Xiaomi ở thị trường Trung Quốc, Apple và Samsung còn phải lo lắng để mắt tới kế hoạch tiếp theo của Xiaomi là mở rộng thị trường sang Indonesia và Brazil. Nếu Xiaomi có thể nhập khẩu smartphone của mình vào thị trường châu Âu thì một cuộc chiến giá cả sẽ xảy ra ngay lập tức - khi smartphone cao cấp được bán với giá bình dân.

Người tiêu dùng mong đợi điều này - nhưng nó sẽ là một tin khủng khiếp đối với Apple và Samsung, hai nhà sản xuất đã quen với việc thu lợi nhuận cao từ doanh số bán hàng. Chiến thắng của Xiaomi trước Samsung và Apple trên thị trường Trung Quốc có thể mới là sự khởi đầu của Xiaomi trên thị trường smartphone toàn cầu. Apple và Samsung, hãy dè chừng!

Nguồn: Genk

Lợi nhuận của Xiaomi không cao như dự đoán

Mặc dù đã vươn lên là nhà sản xuất điện thoại lớn thứ 3 thế giới nhưng theo báo cáo thì lợi nhuận của hãng điện thoại Xiaomi  khá khiêm tốn

Các tài liệu báo cáo mà Xiaomi gửi lên Sở Giao dịch chứng khoán Thâm Quyến cho thấy, trong năm ngoái (2013), công ty chỉ đạt lợi nhuận 56 triệu USD.


Theo thống kê từ các hãng nghiên cứu thị trường, Xiaomi hiện là nhà sản xuất điện thoại lớn thứ ba thế giới. Tuy nhiên, đằng sau thành tích này không phải như vậy. Theo các tài liệu mà Xiaomi gửi lên Sở Giao dịch chứng khoán Thâm Quyến, công ty chỉ đạt lợi nhuận 56 triệu USD trong doanh thu 4,3 tỷ USD vào năm ngoái, 2013. Con số lợi nhuận này chỉ bằng 1/10 so với dự đoán của WSJ - dẫn nguồn từ các tài liệu nội bộ - vào hồi tháng 10/2013.

Như vậy, hãng điện thoại Xiaomi chỉ đạt lợi nhuận hoạt động (operating margin) 1,8% trong 2013, kém xa so với 18,7% của Samsung và 28,7% của Apple trong cùng thời kỳ.

Xiaomi hiện chưa có phản hồi gì về các báo cáo này.


CEO Xiaomi Lei Jun..


Được thành lập cách đây 4 năm, điện thoại Xiaomi nhanh chóng nổi lên nhờ việc tung ra các mẫu smartphone có cấu hình cao, nhưng giá bán rất rẻ so với đối thủ. Hãng này còn được ví von là "Apple của Trung Quốc", tuy nhiên, với cách kinh doanh hiện nay, Xiaomi giống với hãng thương mại điện tử Amazon hơn: bất chấp lợi nhuận thấp để phát triển thị phần và mở rộng thị trường. Hiện nay, các sản phẩm của Xiaomi chủ yếu được bán ở Trung Quốc. Hãng mới mở rộng thị trường với việc ra mắt loạt smartphone giá rẻ ở Ấn Độ. Tuy nhiên, gần như ngay lập tức, Xiaomi bị tố vi phạm bằng sáng chế của Ericsson, dẫn tới việc điện thoại đang bị cấm bán.

Chỉ trong vòng 4 năm, công ty Trung Quốc này đã leo lên vị trí thứ 3 trong danh sách các nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, chỉ sau Samsung và Apple (theo thống kê của IDC). Hồi tháng 8/2014, thống kê của Canalys cho thấy Xiaomi còn vượt Samsung để trở thành nhà sản xuất smartphone hàng đầu ở Trung Quốc.

Nguồn: Ictnews

Xiaomi và thành công từ chiến lược điện thoại giá rẻ

Hãng điện thoại Xiaomi chỉ mới thành lập được 4 năm nhưng đã phát triển vô cùng nhanh chóng và vươn lên như một hãng sản xuất điện thoại lớn thứ 3 thế giới nhờ vào chiến lược phát triển điện thoại giá rẻ.

Xiaomi được thành lập năm 2010 với mục tiêu ban đầu tập trung vào phát triển phần mềm cho Android. CEO đồng thời là nhà sáng lập của Xiaomi, Lei Jun là một người đã có rất nhiều kinh nghiệm startup thành công trong quá khứ. Công ty đã xây dựng nền tảng MIUI giúp các smatphone chạy hệ điều hành của Google có giao diện và một số tính năng tương tự iPhone.

THÀNH CÔNG VỚI TỐC ĐỘ PHI MÃ

Tới năm 2011, các dòng điện thoại Xiaomi nhanh chóng gây được những thành công ấn tượng. Thống kê chỉ trong quý 2/2014, Xiaomi đã cung cấp 15 triệu thiết bị điện tử tới tay người tiêu dùng, trong khi Samsung chỉ là 13,2 triệu.



Xiaomi là nhà sản xuất smartphone lớn thứ 3 trên thế giới

Cũng trong thời gian đó, Xiaomi vận chuyển tổng cộng 10,3 triệu đơn đặt hàng nhanh với giá trị sản phẩm lên tới 10 tỷ nhân dân tệ. Các đơn đặt hàng đã được vận chuyển nhanh qua 3 nhà cung cấp dịch vụ lớn, cụ thể là SF Express, Rufengda và EMS Express.

Cuối tháng 10/2014, Xiaomi đã là nhà sản xuất smartphone lớn thứ ba thế giới và chỉ xếp sau Samsung và Apple, đứng trên một loạt tên tuổi như Sony, HTC cũng như Lenovo, Huawei… Còn riêng ở thị trường Trung Quốc, Xiaomi đã đánh bại Samsung để chiếm lấy vị trí độc tôn - một sự thành công quá mức tưởng tượng chỉ sau 4 năm startup. Xiaomi được định giá 45 tỷ USD sau khi thu hút được số tiền đầu tư khổng lồ (năm 2013 giá trị của Xiaomi là khoảng 4 tỷ USD).

MẶC DÙ LỢI NHUẬN CỦA ĐIỆN THOẠI XIAOMI RẤT THẤP NHƯNG...


Con đường thành công của điện thoại Xiaomi trong thị trường smartphone vốn cạnh tranh rất khốc liệt nghe rất đơn giản: “Bán smartphone cao cấp với giá bình dân”. Chính sách này đã đưa Xiaomi lên vị trí thứ 3 thế giới, nhưng cái giá cho điều đó cũng không hề rẻ.




Nếu so sánh về lợi nhuận, hãng điện thoại Xiaomi chẳng là gì với Apple và Samsung.

Dù đạt doanh thu lên tới 4.3 tỷ đô trong năm 2013, lợi nhuận mà hãng này thu được chỉ ra vào khoảng 56 triệu đô la Mỹ. Đây là con số quá thấp, thậm chí chỉ bằng 1/10 so với mức dự báo mà tờ Thời báo phố Wall dành cho nhà sản xuất đến từ Trung Quốc. Tỉ suất lợi nhuận của Xiaomi cũng chỉ bằng 1/10 so với các nhà sản xuất danh tiếng khác như Samsung và Apple.

... XIAOMI ĐANG THAY ĐỔI CẢ THỊ TRƯỜNG SMARTPHONE NHỜ CHIẾN THUẬT GIÁ RẺ

Giá thành sản phẩm là thông số khó tối ưu hoá nhất đối với bất cứ mặt hàng nào trên thị trường. Nghe có vẻ đơn giản: bán sản phẩm với giá cao hơn chi phí sản xuất. Nhưng giá thành được xác định bởi nhiều yếu tố khác như thương hiệu, marketing, vị thế trên thương trường và điều quan trọng hơn tất cả: tâm lý học.

Ví dụ, nếu bạn muốn để giá sản phẩm của mình với giá cao (như Apple chẳng hạn), sản phẩm đó phải có một điểm độc đáo mà trước đó chưa từng xuất hiện. Sau đó bạn sẽ phải cố gắng bán với giá cao càng nhanh càng tốt, trước khi điểm độc đáo hay công nghệ tiên tiến trong sản phẩm của bạn tràn lan trên thị trường.




Apple luôn có lý do khi bán các sản phẩm của mình với giá cao

Ngoài ra khi thiết lập giá bán cho một sản phẩm, các nhà sản xuất luôn muốn có mức lợi nhuận từ 60-100% giá thành sản xuất. Vì chi phí cho 1 sản phẩm không chỉ là tiền nguyên vật liệu, tiền công, mà còn cả tiền marketing, quảng cáo, định vị thương hiệu, thuê cửa hàng bán lẻ, trả tiền cho nhân viên,...



Xiaomi bán “smartphone cao cấp” với giá bình dân

Bạn hãy tưởng tượng, nếu một nhà sản xuất không phải mất chi phí cho các dịch vụ trên, bỏ qua khái niệm chuỗi cửa hàng bán lẻ mà thay vào đó là bán hàng trực tuyến, không phải lo lắng về chi phí kho bãi và phân phối, chắc chắn chi phí sẽ giảm. Đó chính là cách làm thế nào Xiaomi bán được điện thoại cao cấp của mình với giá rẻ như vậy!

"Chúng tôi là một công ty thương mại điện tử. Chúng tôi đang sống trên Internet và bán những sản phẩm của mình qua gian hàng trực tuyến. Giá cả chắc chắn sẽ thấp hơn nhiều vì giá trên thương mại điện tử về cơ bản là chi phí sản xuất và vận chuyển mà thôi.” Hugo Barra - phó chủ tịch Xiaomi khẳng định.



Hugo Barra - phó chủ tịch Xiaomi


Xiaomi cũng tránh xa các mô hình quảng cáo truyền thống và phụ thuộc hoàn toàn vào mạng xã hội cũng như truyền miệng. “Chúng tôi không đầu tư vào marketing truyền thống. Chi phí cho quảng cáo trên mạng xã hội thấp hơn và có sức lan toả mạnh mẽ hơn nhiều" - Hugo Barra chia sẻ chiến lược của Xiaomi.

Ngoài ra, Xiaomi cố gắng cắt giảm chi phí ở mọi giai đoạn. Không giống như các đối thủ lớn thường làm - ngừng sản xuất các model cũ chỉ sau 6-8 tháng ra mắt, Xiaomi duy trì sản xuất sản phẩm đó trong 18-20 tháng. Xiaomi tin vào định luật Moore: “Chi phí lắp ráp sẽ giảm theo thời gian nhưng giá của điện thoại sẽ duy trì ổn định trong thời gian dài”.

Điều quan trọng thứ 2 cần lưu ý về Xiaomi - nó là một 'công ty internet di động'. Xiaomi kiếm tiền không chỉ từ việc sản xuất và bán sản phẩm mà nó còn đến từ việc bán các ứng dụng, trò chơi và các dịch vụ Internet - một chiến lược mà Xiaomi học hỏi từ người khổng lồ thương mại điện tử Amazon.

Trước khi Xiaomi xuất hiện, trên thị trường Trung Quốc cũng đã xuất hiện nhiều điện thoại giá rẻ. Tuy nhiên những sản phẩm đó có chất lượng thấp và gắn cho thị trường điện thoại Trung Quốc một cái nhìn kém thiện cảm. Giờ đây, Xiaomi và Barra đang mang lại những tín hiệu tích cực cho thị trường này bằng cách bán sản phẩm cao cấp với giá phải chăng - đó chính là điều mà người tiêu dùng mong muốn nhưng đồng thời cũng là mối đe dọa về lợi nhuận đối với các ông lớn như Apple hay Samsung.

‘APPLE CỦA TRUNG QUỐC’

Đây không phải là lần đầu tiên Xiaomi được nhắc đến như là 'Apple của Trung Quốc'. Thực tế là Lei Jun - CEO của Xiaomi luôn giới thiệu các sản phẩm của mình trong trang phục và theo phong cách Steve Jobs.





CEO của Xiaomi và phong cách Steves Job

"Apple là một trong những công ty phi thường nhất trên thế giới và sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Việc Xiaomi được so sánh với Apple thực sự là một điều tuyệt vời. Chúng tôi có công nghệ phần mềm của Google, những tham vọng thiết kế của Apple, nền tảng thương mại điện tử và dịch vụ khách hàng của Amazon”. Barra tự hào phát biểu.

Ông cũng tin rằng ngành công nghiệp sản xuất smartphone của Trung Quốc đã có nhiều tín hiệu tích trong nhiều năm qua với các sản phẩm như: Oppo, OnePlusOne và Huawei - sản phẩm có đẳng cấp thế giới. "Nhìn vào những sản phẩm này, không một người sử dụng nào cho rằng nó có thiết kế kém hay ít chức năng hơn so với các sản phẩm sắp ra của Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ"Barra tóm gọn




One more thing... lời giới thiệu của Apple

Không một ai có thể khẳng định liệu Xiaomi có xứng đáng được gọi là 'Apple Trung Quốc' hay không. Tuy nhiên có một điều chắc chắn rằng Xiaomi đã có những bước tiến đáng kể vào thị trường smartphone ở Trung Quốc trong thời gian chỉ có 4 năm - một điều đáng nể phục.

Điện thoại Xiaomi vẫn được bán ra tại Ấn Độ cho đến tháng 1/2015

Theo thông tin mới nhất thì nhà sản xuất Xiaomi vẫn có thể bán tại Ấn Độ các mẫu điện thoại Xiaomi sử dụng bộ xử lý Qualcomm như Xiaomi Mi3Xiaomi Redmi Note... đến hết ngày 8/1/2015.

Tòa án tối cao Delhi cách đây không lâu đã yêu cầu Xiaomi ngừng việc kinh doanh, quảng cáo và nhập khẩu điện thoại của nhà sản xuất này vào thị trường Ấn Độ.

Nguyên nhân dẫn đến yêu cầu gay gắt này chính là vì Xiaomi đã vi phạm một số bằng sáng chế tiêu chuẩn của Ericsson, theo GSMArena.


Xiaomi sẽ tiếp tục được bán một số mẫu smartphone dùng bộ xử lý Qualcomm tại Ấn Độ đến hết ngày 8/1/2015.


Tuy nhiên, theo thông tin cập nhật mới nhất cũng từ GSMArena, phán quyết từ tòa án tối cao Delhi không cấm hoàn toàn mọi hoạt động kinh doanh của nhà sản xuất Trung Quốc này.

Theo đó, Xiaomi sẽ vẫn có thể tiếp tục nhập khẩu và bán một số mẫu smartphone tại Ấn Độ từ thời điểm hiện tại cho đến hết ngày 8/1/2015.

Các mẫu smartphone mà Xiaomi vẫn được phép bán nói trên bao gồm những sản phẩm sử dụng bộ xử lý của Qualcomm như Xiaomi Mi3, Redmi 1S và Xiaomi Redmi Note. Trong số 3 sản phẩm này, Redmi Note 4G là chiếc smartphone mới vừa được hãng này tung ra thị trường hồi tháng 8/2014. Riêng mẫu Redmi Note từng được Xiaomi giới thiệu trước bản Redmi Note 4G sẽ không được tiếp tục bán tại Ấn Độ vì trang bị bộ xử lý MediaTek.

Được biết, Xiaomi sau 4 năm thành lập đã nhanh chóng chiếm giữ vị trí top 3 nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới. Tại quê nhà Trung Quốc, Xiaomi cũng là nhà cung cấp smartphone lớn nhất với 70 triệu người dùng.

Trong quý III/2014, thị phần Xiaomi tại Trung Quốc đã lên đến 30,3%, vượt xa Samsung với chỉ 18,4%, chấm dứt thời kỳ thống trị khá dài của người khổng lồ điện tử Hàn Quốc tại Trung Quốc.

Nguồn: pcworld

Xiaomi bán được 720.000 smartphone trong nửa ngày

Xiaomi một lần nữa cho thấy họ đang làm chủ thị trường smartphone Trung Quốc khi có 720.000 thiết bị bán ra trong ngày Singles Day.



Nếu người tiêu dùng ở Mỹ có Black Friday để có thể chọn mua những sản phẩm ưa thích với mức giá rẻ thì người Trung Quốc có Single Day được tổ chức vào ngày 11/11 hằng năm.

Nhân dịp này, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã đạt được doanh thu khổng lồ lên tới hàng tỷ nhân dân tệ. Và trong số đó, có công ty điện thoại Xiaomi, hãng điện thoại lớn nhất Trung Quốc ở thời điểm hiện tại.
Hugo Barra - phó chủ tịch Xiaomi vui mừng thông báo trên Google+. Ảnh: PhoneArena

Trong dịp Singles Day năm nay, Hugo Barra - cựu phó chủ tịch Google, hiện đang là phó chủ tịch Xiaomi - đã đăng tải trên Google+ rằng Xiaomi đã bán ra được 720.000 điện thoại di động, thu về 1 tỷ nhân dân tệ chỉ trong vòng nửa ngày, gấp đôi so với 90 triệu USD của năm ngoái. Và theo dự kiến, con số này sẽ tiếp tục tăng sau khi kết thúc ngày đầu tiên. Các thiết bị của hãng đã bán được bao gồm 250.000 chiếc Mi4, 460.000 chiếc Redmi 1S và 10.000 thiết bị khác.

Xiaomi chuyển máy chủ đám mây ra khỏi Trung Quốc

"Chúng tôi đang di chuyển dữ liệu của bạn", Hugo Barra, phó chủ tịch phụ trách mảng kinh doanh quốc tế của Xiaomi, tuyên bố trong một bài đăng dài trên Facebook.

Ông cũng thông báo cho người dùng smartphone Xiaomi rằng, hãng sẽ di chuyển nền tảng lưu trữ điện toán đám mây của hãng này cho các khách hàng quốc tế tại Bắc Kinh sang trung tâm dữ liệu AWS của Amazon tại California (Mỹ) và Singapore.


Amazon Web Services (AWS) là một nền tảng điện toán đám mây được giới thiệu vào năm 2006, nó cho các công ty thuê lại một số lượng lớn máy chủ, nhanh hơn và dễ dàng hơn tự xây dựng hệ thống máy chủ.

Xiaomi tuyên bố rằng, việc chuyển đổi sẽ cung cấp khả năng kết nối và tốc độ đồng bộ hóa tốt hơn cho nền tảng thương mại điện tử và điện toán đám mây của công ty tới người dùng bên ngoài Trung Quốc. Theo ông Barra, tốc độ truy cập của người dùng tại Singapore, Hồng Kông và Đài Loan sẽ tăng lên 30% trong khi ở Ấn Độ, tốc độ truy cập tăng lên tới 200%.

Hồi tháng Bảy, Xiaomi bị cáo buộc bí mật thu thập thông tin người dùng gửi về máy chủ tại Trung Quốc. Đây là một hành động tích cực của Xiaomi nhằm lấy lại niềm tin của người tiêu dùng. Về mặt lý thuyết, các cơ sở dữ liệu được lưu trữ tại Mỹ và Singapore sẽ phần nào tránh được cặp mắt tò mò của chính phủ Trung Quốc.

Tại sao các hãng điện thoại có lý do để lo lắng với Xiaomi

Xiaomi đã vượt Samsung về số lượng điện thoại thông minh bán ra ở Trung Quốc theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường firm Canalys.

Xiaomi là công ty điện tử non trẻ có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung quốc. Công ty bắt đầu bán chiếc điện thoại đầu tiên chạy một phiên bản Android được chỉnh sửa vào năm 2011. Số lượng điện thoại lên đến 300 nghìn chiếc đầu tiên, được đặt tên là Xiaomi Mi 1, được bán hết ngay trên trang web của công ty trong vòng 34 giờ. 

Tính đến tháng 7 năm 2014,  hãng điện thoại Xiaomi đã bán được 57 triệu điện thoại tại Trung quốc và các thị trường mới nổi như Malaysia, Đài Loan, Ấn độ. Xiaomi đã vượt Samsung về số lượng điện thoại thông minh bán ra ở Trung Quốc theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường firm Canalys. Chúng ta cùng điểm lại 5 chiến lược làm nên thành công của Xiaomi.


Xây hệ điều hành, hệ sinh thái trước phần cứng 

Xiaomi chọn chiến lược xây dựng xây dựng một hệ sinh thái Android trước cả khi phần cứng ra đời. Phiên bản hệ điều hành Android phát triển riêng được đặt tên là MIUI là phiên bản Android tách riêng từ Android gốc của Google, gọi tắt là Android Mod, là phiên phản được đánh giá cao chỉ sau bản Mod quốc tế là CynogenMod.

Tại Trung quốc, MIUI trở thành bản Mod tiếng Trung được ưa chuộng nhất chạy ổn định trên các điên thoại Android của Google, Samsung và các nhà sản xuất khác. Phần lớn người dùng MIUI là những người đam mêm công nghệ, trẻ tuổi, muốn trải nghiệm điện thoại thông minh có nhiều tùy chọn như hình nền, âm thanh mà hệ điều hành gốc Android của Google hạn chế.

Qua MIUI, Xiaomi cung cấp các dịch vụ đám mây, hệ sinh thái ứng dụng (app store) thay thế chức năng của Google. Xiaomi đã xây dựng được hệ sinh thái với hàng triệu người dùng MIUI trung thành sẵn sàng chuyển sang nhà sản xuất sử dụng hệ sinh thái MIUI

Cấu hình cao, giá cả cạnh tranh trong thế giới Android

Thị trường điện thoại thông minh tại Trung Quốc là thị trường cạnh tranh nhất thế giới, định vị chiến lược sản phẩm của mình ở thị trường này là hết sức khó khăn. Các hãng điện tử quốc tế lâu đời như Sony, Samsung, LG có các đối tác cung cấp linh kiện hàng đầu như CPU của Qualcomm, màn hình của Sharp, LG, và chọn chiến lược bán giá cao. Các hãng điện tử nội địa như Lenovo, Huawei chọn nhà cung cấp CPU ít tên tuổi hơn như là MediaTek, chọn màn hình từ nhà cung cấp Đài loan, và đánh vào phân khúc giá tầm trung và thấp.

Tuy nhiên Xiaomi ngay từ đầu đã định vị điện thoại thông minh của mình sẽ có các linh kiện của các nhà cung cấp hàng đầu, sử dụng CPU của Qualcomm và màn hình của Sharp. Mẫu điện thoại đầu tiên của Xiaomi ngay lập tức được báo chí quan tâm như một công ty nội địa dám đột phá vào lãnh địa điện thoại cao cấp của các công ty quốc tế và phản hồi tích cực của công chúng mê công nghệ.

Tập trung vào thiết kế

Thiết kế đẹp cũng là một khác biệt giữa sản phẩm của Xiaomi với các công ty điện tử nội địa khác. Trong khi các công ty điện thoại nội địa chỉ tập trung ra các mẫu giá rẻ ở khắp các phân khúc thì Xiaomi tập trung làm một số ít điện thoại có thiết kế đẹp trong phân khúc thị trường mục tiêu. Nhiều nhà phân tích hài hước gọi Xiaomi là Apple của Trung Quốc.

Mô hình bán hàng trực tiếp

Mô hình bán hàng trực tiếp là một điểm độc đáo làm nên sự tăng trưởng thần kỳ của Xiaomi. Xiaomi công bố chính sách giá bán của mình là bán theo giá linh kiện, do đó công ty sẽ bán hàng online thông qua web site của mình. Chiến lược bán hàng giá gốc đã gây ra cơn sốt mua hàng của Xiaomi ở Trung quốc. Người tiêu dùng sẵn sàng đặt hàng qua web, trả tiền trước và đợi nhận hàng sau. Số lượng cung cấp hạn chế cũng tạo nên hiệu ứng truyền miệng giúp đợt bán hàng sau có số lượng lớn hơn đợt trước. Xiaomi tuyên bố công ty không thu lợi nhuận từ bán điện thoại mà thu từ dịch vụ và bán phụ kiện.

Với số lượng hơn 50 triệu điện thoại thông minh được bán ra, có thể nói, hệ sinh thái của Xiaomi có tầm ảnh hưởng rất lớn trên thế giới, sau hệ sinh thái của Apple và Google. Chúng ta thử so sánh mô hình kinh doanh của Xiaomi với các hãng điện tử lớn:

Xiaomi và Apple

Điện thoại của Xiaomi có thiết kế đẹp, và có một số điểm hao hao giống các sản phẩm Apple. Xiaomi từng bị gọi đùa là Apple của Trung Quốc. Tuy nhiên, lợi nhuận của Apple chủ yếu đến từ bán phần cứng với lợi nhuận biên lên đến gần 50% theo một số nhà phân tích. Trong khi đó, lợi nhuận biên của điện thoại Xiaomi theo dự đoán chỉ khoảng 5%. Như vậy Xiaomi chỉ kỳ vọng số lượng thiết bị bán đủ lớn để phát triển hệ sinh thái MIUI của mình, qua đó thu lợi nhuận qua dịch vụ đám mây và quảng cáo.

Xiaomi và Google

Hệ điều hành MIUI của Xiaomi tách ra khỏi Google, nhờ qui định của hệ sinh thái mã nguồn mở, và dựa trên Linux. Như vậy các dịch vụ đám mây của Google, kể cả hệ sinh thái ứng dụng (App store) của Google cũng không chen chân được vào người dùng MIUI. Người dùng MIUI trở thành khách hàng dịch vụ của Xiaomi. Ở Trung quốc, nơi Google chiếm thị phần nhỏ, MIUI có tiềm năng thay thế các dịch vụ của Google. Tuy nhiên, đối với thị trường nước ngoài, còn quá sớm để khẳng định MIUI của Xiaomi có thể thay thế Google.

Xiaomi và Amazon

Hai công ty đều có điểm chung là bán phần cứng giá thấp và thu tiền ở mảng dịch vụ đám mây. Amazon có doanh thu chủ yếu ở Mỹ và các nước phát triển G7. Qui mô thị trường dịch vụ của Xiaomi ở Trung Quốc và các thị trường mới nối như Ấn độ có lẽ nhỏ hơn rất nhiều so với Amazon.

Xiaomi và Samsung

Samsung có lý do để lo lắng về đối thủ Trung Quốc của mình khi số lượng điện thoại bán ra của Xiaomi quý 2 2014 đã vượt Samsung tại Trung Quốc. Lợi nhuận của Samsung trong quí hai 2014 giảm 20% xuống còn 6,3 nghìn tỷ won (6,1 tỷ đô la) từ 7,7 tỷ won của cùng kỳ năm ngoái. Đây là kết quả thấp nhất kể từ quí hai năm 2012. Samsung phụ thuộc hoàn toàn vào Google trong việc cung cấp hệ điều hành và thu lợi nhuận từ việc bán phần cứng.

Dù rất thành công trong phân khúc điện thoại cao cấp ở các nước phát triển, Samsung bị cạnh tranh gay gắt ở mảng điện thoại tầm trung ở các nước đang phát triển. Khi Samsung không nắm hệ sinh thái và lợi nhuận phần cứng thấp sẽ gây khó khăn cho Samsung khi cạnh tranh với các đối thủ như Xiaomi.

Xiaomi vào Việt Nam?

Từ đầu năm 2014, Xiaomi đã thành lập công ty tại Singapore với kế hoạch phát triển tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Xiaomi bắt đầu bán các dòng điện thoại mới nhất của mình tại Singapore và Malaysia. Trong tháng 8, công ty cũng bắt đầu mở trang web bán hàng tiếng Indonexia.

Tuy chưa chính thức vào Việt Nam, điện thoại Xiaomi có thể mua tại một số cửa hàng thông qua kênh nhập khẩu không chính thức. Theo khảo sát, dòng điện thoại Phablet của Xiaomi là Redmi Note được bán khá chạy ở mức giá 5 triệu đồng. Dòng Redmi Note có cấu hình tương đương Samsung Note 2 (đã ngừng sản xuất) hoặc HTC Desire 816 (Giá 7 triệu đồng).

Tại Việt Nam, hầu hết các hãng điện thoại lớn đều đã có mặt như Lenovo, Huawei, ZTE, TCL và gần nhất là Oppo. Oppo tuy vào thị trường Việt Nam khá muộn nhưng đã đầu tư bài bản hệ thống cửa hàng và đại lý. Công ty đã xây dựng được nhận diện thương hiệu khá tốt so với các thương hiệu truyền thống như Lenovo, Huawei. Tuy nhiên, chính sách giá cả chưa cạnh tranh làm người tiêu dùng chưa chọn Oppo như một thương hiệu điện thoại bình dân. Nếu Xiaomi vào thị trường Việt Nam với cùng chính sách cạnh tranh ở quê nhà, Xiaomi sẽ có nhiều khách hàng Việt Nam và xóa được định kiến về chất lượng hàng Trung Quốc không tốt nói chung.

Xiaomi sửa lỗi bí mật gửi dữ liệu về máy chủ Trung Quốc

Trong bản cập nhật mới Xiaomi cho biết, hãng không tự kích hoạt dịch vụ nhắn tin miễn phí do đó smartphone của Xiaomi sẽ không tự động gửi thông tin người dùng.



Cuối tháng 7, smartphone của Xiaomi bị nghi ngờ “gián điệp” khi mẫu Redmi Note được trang TechNews (Đài Loan) phát hiện tự động gửi thông tin người dùng về máy chủ Trung Quốc. Theo Engadget, công ty bảo mật Phần Lan F-Secure đã kiểm chứng điều này và khẳng định Xiaomi bí mật gửi dữ liệu về máy chủ của hãng.

Mặc dù thiết bị thử nghiệm là chiếc Redmi 1s không thêm bất kỳ tài khoản nào nhưng máy vẫn tự động gửi dữ liệu người dùng trong đó có số điện thoại, danh bạ và tin nhắn văn bản về Bắc Kinh. Quan trọng hơn, các dữ liệu này không được mã hóa do đó F-Secure và nhiều đơn vị khác có thể dễ dàng đọc được thông tin.

Theo Phó Chủ tịch Xiaomi đồng thời là cựu nhân viên Google Hugo Barra, liên kết dữ liệu gửi đi là một phần dịch vụ trên nền tảng MIUI giúp người dùng có thể gửi tin nhắn miễn phí thông qua kết nối Internet. Dịch vụ này hoạt động tương tự cơ chế iMessage mà Apple phát triển. Tuy vậy, nhà sản xuất Trung Quốc đã tự động kích hoạt chế độ trên mà không đưa ra bất kỳ thông báo hay giải thích nào cho khách hàng.

Xiaomi cho biết, hãng đã phát hành bản phần mềm mới trong đó các thiết bị sẽ không tự động gửi các luồng dữ liệu bí mật như trước đây. Người dùng muốn sử dụng chế độ nhắn tin miễn phí sẽ phải kích hoạt bằng tay. Đồng thời bản cập nhật này cũng bổ sung mã hóa dữ liệu gửi đến máy chủ nhằm nâng cao khả năng an toàn cho khách hàng muốn dùng dịch vụ nhắn tin miễn phí trên các điện thoại Xiaomi.

Dù đã có lời giải thích chính thức nhưng Engadget vẫn đặt ra dấu hỏi về mức độ an toàn của dịch vụ này. Trong khi đó giữa tháng 6, F-Secure cho biết điện thoại Star N9500 được sản xuất tại Trung Quốc bị phát hiện chứa sẵn trojan Uupay.D từ khi chưa mở hộp. Thiết bị có thể thu thập, sao chép thông tin cá nhân, tự động ghi âm cuộc gọi, kích hoạt micro trên máy để nghe lén hay gửi tin nhắn tới các dịch vụ thu phí...

Hãng điện thoại Xiaomi đang nổi lên như một ngôi sao mới trong làng di động thế giới. Tại Trung Quốc, hãng đã lần lượt vượt qua Apple rồi Samsung để giữ ngôi đầu về lượng máy bán ra. Tuy vậy bên cạnh nghi ngờ xung quanh vấn đề bảo mật, công ty được coi là bản sao của Apple còn gặp rắc rối khi nói dối về số lượng máy bán ra trong thời gian ngắn.

Smartphone Xiaomi bị điều tra tại Singapore và Đài Loan

Công ty smartphone bán chạy nhất Trung Quốc, Xiaomi, không chỉ đang bị chính phủ Singapore điều tra mà còn bị cả nhà chức trách Đài Loan "sờ gáy".


Cách đây mấy tuần, một người dùng smartphone Hong Kong đã phát hiện ra những kết nối "bí mật" của chiếc smartphone của anh đến máy chủ Bắc Kinh mà không hề được sự đồng ý của anh. Xiaomi đã phủ nhận mọi lời buộc tội. Tiếp đó, tại Việt Nam, công ty BKAV của Việt Nam đã tuyên bố tìm thấy bằng chứng smartphone Xiaomi theo dõi người dùng và âm thầm gửi dữ liệu người dùng về máy chủ của Xiaomi (ở Trung Quốc).

Cách đây mấy ngày, F-Secure, hãng bảo mật Phần Lan cũng đã xác nhận rằng Xiaomi thực sự có gửi số điện thoại di động, số IMEI cho máy chủ của họ ở Bắc Kinh. Song F-secure đã dừng lại ở đó, và không công bố chi tiết về các kết nối khác đến các máy chủ đặt ở Trung Quốc. Sau khi thông tin của F-secure xuất hiện trên các báo tại châu Á, Xiaomi đã xin lỗi và đưa ra bản cập nhật vá lỗi OTA để sửa "lỗi" đó. F-secure khẳng định trên website của họ rằng lỗi đã được chỉnh sửa.

Tuy nhiên, tại Singapore, một người dùng điện thoại Xiaomi đã gửi đơn khiếu nại, cho rằng dữ liệu cá nhân của anh đã bị tiết lộ. Người này nói anh đã nhận được những cuộc gọi lạ từ nước ngoài sau khi dùng điện thoại Xiaomi. Cơ quan quản lý riêng tư của Singapore, Uỷ ban Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân, cho biết họ đang điều tra vụ việc.

Trong khi đó, tại Đài Loan, Uỷ ban truyền thông quốc gia (NCC) đang lên kế hoạch thiết lập hệ thống chứng nhận bảo mật điện thoại di động, sau những báo cáo nói rằng Xiaomi tự động gửi thông tin cá nhân đến máy chủ của họ ở Bắc Kinh mà không hề có sự đồng ý của người dùng.

NCC cho biết họ đã yêu cầu Xiaomi kiểm tra tất cả các loại điện thoại – chứ không chỉ hai mẫu máy mà F-Secure công bố bị lỗi – có bán tại Đài Loan và phải xác nhận xem chúng có mắc lỗi tương tự không. "Chúng tôi đã thông báo đến Xiaomi rằng họ cần cung cấp văn bản giải thích rõ cách họ xử lý vấn đề ra sao", Lo Chin-hsien, giám đốc Ban Công nghệ và nguồn lực của NCC nói. "Chúng tôi sẽ yêu cầu họ đến và trả lời câu hỏi nếu cần thiết".


Ông Lo cho biết, NCC sẽ sớm gặp gỡ các nhà sản xuất điện thoại di động để thảo luận về cách họ xử lý các vấn đề bảo mật thông tin. Đài Loan sẽ thiết lập cơ chế bảo mật thông tin vào cuối năm nay.

"Hiện nay, chưa có quốc gia nào trên thế giới yêu cầu các nhà sản xuất ĐTDĐ phải có chứng nhận quốc gia về an toàn thông tin. Chúng tôi chỉ có thể khuyến khích nhà sản xuất có những chứng nhận như thế", ông Lo nói và cho biết chính sách chứng nhận sẽ không chỉ nhắm đến những ĐTDĐ sản xuất tại Trung Quốc mà sẽ với các nhà sản xuất khác nữa.

Xiaomi (Trung Quốc) được đồng thành lập bởi 8 đối tác vào ngày 6/6/2010. Trong đợt đầu gây quỹ, các nhà đầu tư thể chế của Xiaomi bao gồm Temasek Holdings, hãng đầu tư của chính phủ Singapore; quỹ đầu tư mạo hiểm Trung Quốc IDG Capital và Qiming Venture Partners và nhà phát triển vi xử lý di động Qualcomm.

Hoàng Lan
Theo Ocworkbench

Smartphone Xiaomi Redmi Note 4G với vi xử lí Snapdragon 400

Công ty Xiaomi (Trung Quốc) vừa chính thức giới thiệu chiếc điện thoại Xiaomi Redmi Note 4G, sử dụng chipset Snapdragon 400 và có giá khoảng 162 USD (khoảng 3,4 triệu đồng) tại Mỹ và Trung Quốc.


Sau vụ scandal liên quan tới smartphone Xiaomi cài sẵn phần mềm gián điệp gần đây, Xiaomi vẫn tiếp tục phát hành phiên bản hỗ trợ LTE của chiếc điện thoại Redmi Note mà công ty đã giới thiệu vào tháng Ba năm nay. Theo công bố của nhà sản xuất, Xiaomi Redmi Note 4G (Trung Quốc) sẽ sử dụng SoC lõi tứ Qualcomm MSM8928 Snapdragon 400 với xung nhịp 1.6 GHz (phiên bản không có LTE sử dụng chipset octa-core MediaTek MT6592 1.7 GHz), RAM 2 GB, bộ nhớ trong 8 GB và có thể nâng cấp lên đến 64 GB nhờ khe cắm thẻ microSD mở rộng.

Xiaomi Redmi Note 4G chỉ hỗ trợ 1 sim (bản 3G hỗ trợ 2 sim) và sẽ chạy hệ điều hành Android 4.4.2 KitKat với giao diện người dùng MIUI v.5.0 độc quyền của Xiaomi. Mặt sau điện thoại được trang bị một camera với độ phân giải 13 megapixel và độ mở ống kính f/2.2, hỗ trợ đèn LED. Máy vẫn giữ nguyên màn hình 5.5 inch độ phân giải 720p giống phiên bản gốc và tích hợp một thỏi pin có dung lượng 3200 mAh. Redmi Note 4G có kích thước 154 x 78.7 x 9.5mm.

Theo dự kiến, máy sẽ được bán ra với giá khoảng 162 USD (khoảng 3,4 triệu đồng) và có nhiều màu sắc để lựa chọn gồm: Xanh lá cây, xanh da trời, đen, trắng, hồng... Xiaomi Redmi Note 4G sẽ sớm có mặt tại Trung Quốc và Malaysia, những thị trường khác vẫn chưa có thông tin chính xác từ nhà sản xuất.

15.000 điện thoại Xiaomi bán hết trong 2 giây tại Ấn Độ

Sau thành công ở Trung Quốc và Đài Loan, Xiaomi lại tiếp tục gây ấn tượng khi hàng nghìn chiếc MI 3 được tiêu thụ trong nháy mắt ở Ấn Độ. 

Điện thoại do Xiaomi sản xuất đang thành hàng "hot" ở nhiều nước. Công ty Trung Quốc này vừa mở bán 15.000 chiếc MI 3 tại Ấn Độ và toàn bộ số hàng được mua sạch sau 2 giây. Rất nhiều người dùng phàn nàn rằng tốc độ bán quá nhanh khiến họ thậm chí còn chưa kịp thực hiện bất cứ cú click nào. Họ sẽ phải đợi đến ngày 12/8 cho đợt mở bán tiếp theo.

MI 3 có giá 230 USD với màn hình 5 inch độ phân giải Full HD, chip Snapdragon 800 tốc độ 2,3 GHz, RAM 2 GB, pin 3.050 mAh, camera 13 "chấm" và có thiết kế khá đẹp.

Xiaomi đang là hiện tượng của làng smartphone.

Cũng trong tuần này, hãng nghiên cứu Canalys khẳng định Samsung đã đánh mất vị trí số một ở Trung Quốc vào tay Xiaomi. Trong khi đó, sãng nghiên cứu Strategy Analytics cũng cho biết Xiaomi bất ngờ lọt vào danh sách 5 nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới trong quý II, vượt trên cả LG, Sony...

Bí quyết thành công của Xiaomi là kinh doanh điện thoại cấu hình cao với giá thấp. Họ cũng chỉ bán máy qua gian hàng trực tuyến nên không mất nhiều chi phí. Chẳng hạn, chiếc Mi 4 chỉ có giá 320 USD nhưng được trang bị chip lõi tứ Snapdragon 801 tốc độ 2,5 GHz, RAM 3 GB, màn hình Full HD 5 inch và còn sử dụng vỏ kim loại. Tuy nhiên, mới đây Xiaomi cũng đang gặp rắc rối trước thông tin rằng thiết bị của họ âm thầm thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng để gửi về máy chủ ở Trung Quốc.

    5 lý do Xiaomi nổi như cồn trong làng smartphone

    Dù mới chỉ đi vào hoạt động được bốn năm nhưng Xiaomi đã lần lượt đánh bại nhiều ông lớn trong thị trường di động toàn cầu. Đâu là nguyên nhân cho sự đột phá này?

    Có thể thấy, thời gian qua, có nhiều thông tin cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của hãng điện tử Trung Quốc này. Điển hình như, theo Strategy Analytics mới công bố, mới đây Xiaomi đã đánh bại LG để vươn lên trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ 5 thế giới, chỉ sau Samsung, Apple, Huawei và Lenovo.

    Xiaomi Mi Pad

    Hiện nay, hãng chỉ mới đang tập trung phát triển thị trường một số quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Malaysia và Ấn Độ. Những khách hàng nằm ngoài khu vực này có lẽ ít biết về Xiaomi hơn hoặc có chăng chỉ biết đến thông qua tin tức như "Xiaomi thiết kế điện thoại nhái theo hình dáng của iPhone" . Dù công ty đã lên tiếng về vụ việc này cùng với dẫn chứng những nét "tinh tế" riêng trong thiết kế của mình từ máy tính bảng Mi Pad hoặc smartphone Xiaomi Mi 4, nhưng "tiếng xấu đồn xa" là điều khó tránh khỏi.

    Tuy nhiên, không thể phủ nhận, những tin đồn về Xiaomi nếu xét về mặt tích cực, lại càng khiến nhiều người trên thế giới biết đến nó hơn. Thậm chí, có thể cho rằng, thiết kế có phần "na ná" với iPhone là một trong những chiến lược của hãng.

    Ngoài ra, hãng điện tử Trung Quốc này cũng đang tích cực mở rộng thị trường "xâm chiếm" sang Brazil và nhiều nước phương Tây khác. Với những chiến lược đứng đắn (ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại), tiềm năng phát triển của công ty là điều không thể lường trước được.

    Dưới đây sẽ là 5 điều đã giúp Xiaomi thành công như ngày hôm nay, theo nhận định của trang công nghệCnet:

    1. Sản phẩm chất lượng cao


    Xiaomi Mi 4 (bên phải)


    Đến nay, những thiết bị đã ra lò của Xiaomi đều rất ấn tượng. Chất lượng sản phẩm Xiaomi cung cấp đáng giá hơn nhiều so với khoản tiền phải bỏ ra để sở hữu nó. Có thể thấy được những dẫn chứng rõ ràng, ngoài những điện thoại thuộc phân khúc hàng cao cấp như Mi3 và sắp tới là Mi4 thì sản phẩm thuộc phân khúc hàng trung cấp như máy tính bảng Redmi Note cũng dễ dàng thỏa mãn người dùng với những tính năng như màn hình 5,5 inch, vi xử lý 8 nhân,… Ngoài ra, Xiaomi cũng thường cung cấp những sản phẩm chất lượng cao khác như các thiết bị định tuyến và UHD TV được bán rất chạy ở Trung Quốc.

    2. Giá cả phải chăng

    Xiaomi Redmi Note

    Cũng có thể nói, chìa khóa chính tạo nên sự thành công của Xiaomi chính là nhờ giá cả sản phẩm mà hãng bán ra. Các sản phẩm chủ lực của hãng tung ra chỉ có mức giá tầm trung nhưng lại sở hữu đầy đủ các tính năng mạnh mẽ cạnh tranh trực tiếp với những thiết bị thuộc phân khúc hàng cao cấp của các ông lớn trong ngành di động.

    Ví dụ, với chiếc Redmi Note đã đề cập ở trên, dù sở hữu các tính năng rất ấn tượng như vậy nhưng nó chỉ có giá vào khoảng 154 USD (khoảng 3,3 triệu đồng). Hoặc gần đây hơn là chiếc điện thoại Mi 4, dùng vi xử lý Snapdragon 801, RAM 3GB, màn hình 5 inch, độ phân giải 1080p, thiết kế kim loại nhưng cũng chỉ có giá 320 USD (khoảng 6,8 triệu đồng). Ngoài ra, cũng có thể kể đến MiTV 2, UHD TV được bán ra ở Trung Quốc với giá 640 USD, rẻ hơn nhiều so với những gì Samsung và LG thường bán.

    Bạn có thể đang tự hỏi, "Làm thế nào mà Xiaomi có thể bán sản phẩm với giá rẻ, cấu hình cạnh tranh mà vẫn tạo ra lợi nhuận?" Câu trả lời đơn giản là, hãng điện tử Trung Quốc đang sử dụng một mô hình kinh doanh cho phép bán sản phẩm với chi phí gần giá thành xuất xưởng nhất có thể, sau đó, nhận lợi nhuận theo thời gian mỗi khi chi phí sản xuất giảm xuống.

    3. Có lượng fan lớn


    Đám đông người hâm mộ trong buổi ra mắt Mi 4


    Giống như Apple và Samsung, Xiaomi cũng có một số lượng lớn người tiêu dùng yêu thích sản phẩm của mình, đặc biệt là ở các đất nước đông dân cư như Trung Quốc và Ấn Độ. Trên hết, hãng cũng rất quan tâm đến người hâm mộ của mình với những sự ưu ái dành riêng cho họ.

    4. MIUI


    MIUI trên Xiaomi Mi 3


    Phần cốt lõi của những sản phẩm Xiaomi nằm ở MIUI. Đây là một bản ROM chú trọng vào giao diện người dùng, xây dựng dựa trên nền tảng Android và được trang bị cho tất cả các smartphone và máy tính bảng của hãng. Trên MIUI có rất nhiều tính năng mà chúng ta không thể tìm thấy trên Android hay iOS, ví dụ như tính năng điều hướng theo cử chỉ hay bộ sưu tập các theme làm tươi mới điện thoại và thay đổi cảm nhận người dùng.

    5. Hugo Barra

    "Đánh cắp" được cựu giám đốc của Google, Hugo Barra, là một bước đột phá lớn của Xiaomi.


    Gương mặt đại diện của hãng điện tử Trung Quốc trên trường quốc tế, Hugo Barra


    Nhờ kinh nghiệm cùng những mối quan hệ rộng rãi với đối tác và các nhà mạng trên thế giới mà ông xây dựng được trong khoảng thời gian làm việc ở Google, dưới cương vị phó chủ tịch mảng Android, Barra đã thành công trong việc mang tầm ảnh hưởng của Xiaomi ra quốc tế và trở thành đối thủ cạnh tranh chính, xứng tầm cùng 2 "ông hoàng" trong ngành di động hiện nay, Samsung và Apple.