Mi Band được phát hành vào hồi tháng Bảy năm ngoái với giá chỉ khoảng 13 USD.
Xiaomi cũng tiết lộ thêm rằng, có khoảng 600.000 đơn vị Mi Band đã được bán ra tại thị trường Đài Loan. Bên cạnh đó, IDC nhận định thị phần của Xiaomi trên thị trường thiết bị đeo Q3/215 đã tăng 800% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3,7 triệu đơn vị.
CEO kiêm đồng sáng lập Hua meters Technology, một nhà sản xuất vòng đeo tay thông minh, ông Wang Huang trả lời với báo giới về sự bùng nổ về doanh số của Mi Band.
"Các sản phẩm vòng chăm sóc sức khỏe đã đạt 1 tỷ USD doanh thu hàng năm tại Trung Quốc. Mi Band đạt doanh số hàng năm vượt trên 10 triệu chiếc. Doanh số bán Mi Band trong một ngày duy nhất đã đạt tới 208.000 chiếc, chiếm 4,8% thị phần ngành công nghiệp. Trong khi đó, doanh số hàng tháng đã vượt qua 1 triệu chiếc và doanh số hàng năm là hơn 10 triệu chiếc vào năm 2015".
"Chúng tôi không hề có một ấn tượng sai lầm về Xiaomi, đó là một công ty lớn. Một công ty đang làm tất cả mọi thứ để trở nên thành công. Nhưng trái ngược lại, những sản phẩm cuối cùng chưa hẳn đủ để thành công. Sản phẩm của chúng tôi cũng có thể bán dễ dàng. Nhưng nếu tất cả sản phẩm đó đều 'chết', Xiaomi chắc chắn sẽ bị sảy chân", Huang nhấn mạnh thêm.
Nói về thị trường thiết bị đeo ở Trung Quốc, ba nhà sản xuất hàng đầu hiện nay là Apple, Xiaomi và Fibit. Theo IDC, top 3 nhà sản xuất trên đã chiếm tới 60% thị phần toàn cầu
Gần đây, Xiaomi cũng đã phát hành một phiên bản kế nhiệm có tên Mi Band 1S với việc được trang bị bổ sung thêm cảm biến nhịp tim và một số nâng cấp về thời lượng pin, có giá bán 15 USD.
Xiaomi dự kiến cũng sẽ sớm công bố một sản phẩm nhà thông minh tại thị trường Đài Loan vào năm 2016. Ngoài ra, những mẫu smartphone hỗ trợ 4G mới nhất cũng có thể chạm ngõ thị trường trong năm sau.
Liệu Xiaomi có thể tiếp tục thành công với chiến lược giá rẻ, đặc biệt khi Mi Band 1S không đem tới một triển vọng rõ rệt như Mi Band đã từng làm được.
EmoticonEmoticon