Điều này các bạn có thể thấy rõ qua cơn sốt Xiaomi Redmi Note 2 vừa qua, khi thời gian bán ra tại Việt Nam còn chưa tới nửa năm mà trên các diễn đàn lớn về Xiaomi như miui.vn đã xuất hiện ồ ạt các phiên bản ROM cook đủ hình đủ loại, khiến người dùng phải choáng ngợp không biết nên chọn loại nào.
Xiaomi Redmi Note 3 đã bị khóa Bootloader?
Vừa mới hôm qua thôi, những chiếc Xiaomi Redmi Note 3 đầu tiên đã về đến Hà Nội và cũng nhanh chóng chiếm được sự quan tâm của đại đa số người dùng smartphone trên cả nước. Tuy nhiên, sau nhiều lần cố gắng Root máy không thành công chúng tôi đã vô tình phát hiện ra 1 điều là chiếc Xiaomi Redmi Note 3 có thể đã bị khóa Bootloader.
Không thể can thiệp vào Recovery của Xiaomi Redmi Note 3
Chúng tôi đã thử nghiệm bằng cách flash trực tiếp Recovery của TWRP vào thay thế cho Recovery gốc của Xiaomi Redmi Note 3 nhưng bị máy chặn lại.
Tiếp đến chúng tôi thử dùng lệnh Unlock Bootloader thủ công từ chế độ Fastboot nhưng cũng không được chấp nhận.
Giao diện khi thử Reboot vào Recovery, dường như Xiaomi không có Recovery Mode trên Xiaomi Redmi Note 3.
Thử tắt máy và khởi động vào chế độ Recovery gốc của Xiaomi Redmi Note 3 (bằng phím Volume + và nút nguồn) nhưng bản thân sản phẩm này còn không có Recovery gốc, thay vào đó là một màn hình như bên dưới và không thể thao tác gì trên máy.
Bootloader là gì?
Bootloader thực chất là 1 tập lệnh do nhà sản xuất xây dựng để ra lệnh cho hệ thống của máy khởi động hệ điều hành. Mỗi cấu hình máy khác nhau sẽ được hãng tạo ra những Bootloader khác nhau nhằm tối ưu cho từng cấu hình. Tuy nhiên hầu hết các hãng sẽ khóa tập lệnh này lại để ứng dụng bên ngoài không thể thay đổi cấu trúc bên trong hệ điều hành mà chúng ta hiểu nôm na là việc cài một bản ROM khác lên máy.
Bootloader trong điện thoại Android đóng vai trò như một cánh cổng giúp giới dev có thể can thiệp vào ROM của máy nhằm tạo ra những phiên bản phần mềm phù hợp hơn với người dùng từng khu vực.
Khóa Bootloader sẽ gây ảnh hưởng thế nào?
Thực chất, việc khóa Bootloader giúp các nhà sản xuất bảo vệ sản phẩm của mình tốt hơn, tránh người dùng tự can thiệp vào nhân hệ điều hành gây ra nhiều lỗi và giảm sự bảo mật của thiết bị.
Tuy nhiên với Xiaomi, một sản phẩm không được chính hãng hỗ trợ tại thị trường Việt Nam thì khóa Bootloader đồng nghĩa với việc trước mắt người dùng sẽ không có Google Play hoàn chỉnh, khó xóa các app cài sẵn của nhà sản xuất gây nặng máy, không thể có những phiên bản ROM mượt mà, ổn định và hỗ trợ tiếng Việt như hiện nay.
Trong quá khứ cũng đã có không ít thiết bị không mở khóa Bootloader nhưng vẫn bị giới dev trên thế giới vượt qua và chiếm được quyền Root của hệ điều hành, nhưng cũng tồn tại không ít trường hợp phải bó tay và chấp nhận sông chung với ROM gốc cùng sự hỗ trợ “chậm như rùa” từ chính hãng.
Hiện tại chúng ta vẫn chưa thể biết chính xác ý đồ của Xiaomi là gì và giới dev có thể vượt qua rào cản này hay không nhưng điều rõ ràng nhất là Xiaomi đang cảm thấy bị người dùng can thiệp quá nhiều vào sản phẩm của mình.
Nguồn: Genk
EmoticonEmoticon