Hiển thị các bài đăng có nhãn Xiaomi Redmi Note 2. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Xiaomi Redmi Note 2. Hiển thị tất cả bài đăng

Xiaomi Redmi Note 2 dùng 4G tại thị trường Việt Nam

Mối bận tâm của rất nhiều người khi sở hữu Xiaomi Redmi Note 2 bản 799 không sử dụng được 4G cuối cùng cũng đã được trả lời một cách thỏa đáng.

Xiaomi Redmi Note 2 là một trong những chiếc smartphone giá rẻ đáng sở hữu nhất hiện nay trên thị trường xách tay. Máy được trang bị cấu hình tương đối mạnh, màn hình Full HD cho chất lượng hiển thị tốt, camera 13MP, 5MP ở mặt trước, đặc biệt là mức giá phù hợp với túi tiền người tiêu dùng Việt Nam và nhiều màu sắc cá tính để lựa chọn.

xiaomi-redmi-note-2-dung-4g

Xiaomi Redmi Note 2 được bán ra với hai phiên bản 799 và 899 với sự khác biệt về băng tần hỗ trợ. Bản 799 được đưa về Việt Nam tiêu thụ với số lượng rất lớn mà vẫn không đủ để cung cấp cho khách hàng. Trong khi đó, bản 899 lại có giá cao hơn và số lượng hàng ít hơn.

Chính vì sự khác biệt vì dải băng tần, nhiều người cho rằng bản 799 sẽ không hỗ trợ 4G trong tương lai bởi không tương thích với các nhà mạng Việt Nam. Bên cạnh đó, việc sử dụng xa những trung tâm lớn khiến máy hoạt động không ổn định khi dải tần hẹp đi. Tuy nhiên, vấn đề đề này dường như đã được giải đáp khi một thành viên của diễn đàn MIUI ở Bà Rịa – Vũng Tàu, nơi thử nghiệm 4G của Viettel ngày hôm qua đã cho thấy Redmi Note 2 bản 799 có hỗ trợ mạng di động tiên tiến này.

Thành viên với nick nam Chuabietcntt đã chia sẻ trên diễn đàn: “Mình ở brvt. Mới ra đổi SIM 4G Viettel, Xiaomi Redmi Note 2 bản 799, 4g xài bình thường nha anh em.” Bên cạnh đó, thành viên này cũng đăng tải hai đoạn video liên quan đến việc thử nghiệm 4G qua Youtube và trên cả 2 SIM. Tốc độ đo được thông qua ứng dụng Speedtest là 40Mbps cho đường Download và 2Mpbs cho Upload.

Đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng cho cộng đồng người dùng Redmi Note 2 không hề nhỏ tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta sẽ phải cần thêm những bằng chứng rõ rang hơn khi 4G được trải khai một cách rộng rãi.

Nguồn: Techz

Top smartphone cấu hình mạnh giá dưới 5 triệu đồng

Với số tiền 3-5 triệu đồng, người dùng đã có thể sở hữu một chiếc smartphone với RAM 3 GB, camera từ 13 MP và màn hình Full HD.

Xiaomi Redmi Note 3

Từ trước khi có hàng tại Việt Nam , Xiaomi Redmi Note 3 đã được các chuyên gia công nghệ đánh già là sản phẩm đang mua tầm giá 4 triệu đồng. Đó là lý do Xiaomi Redmi Note 3 vừa có hàng tại Việt Nam nhưng ngay lập tức đã tạo nên cơn sốt trên thị trường. Nối tiếp sự thành công từ Xiaomi Redmi Note 2, Xiaomi Redmi Note 3 có sự thay đổi đột phá với thiết kế kim loại nguyên khối. Sản phẩm đang nhận được sự ủng hộ từ người dùng Việt với cấu hình ấn tượng, hiệu năng vượt trội.
xiaomi-redmi-note-3

Xiaomi Redmi Note 3 có thiết kế màn hình 5,5 inch Full HD, CPU MT6795 (Helio x10), 8 nhân, 2,2 GHz, chip đồ hoạ PowerVR G6200; chạy các ứng dụng tốt với RAM 2 GB, ROM 16 GB, pin 4.000 mAh với hệ điều hành Android 5.1. Camera máy cho chất lượng ảnh tốt với 13 MP, quay film Full HD.

Với giá chênh chỉ vài trăm nghìn so với Xiaomi Redmi Note 2 tại thời điểm ra mắt, nhưng Redmi Note 3 lại sở hữu cấu hình mạnh, thiết kế sang trọng và viên pin khủng cùng cảm biến vân tay mặt lưng.

Anh Tuấn - một trong những khách hàng sở hữu sản phẩm sớm nhất ngày 29/11 tại TechOne chia sẻ: “ Tôi đã chờ đợi sản phẩm rất lâu, đi tham khảo nhiều cửa hàng đều có mức giá khoảng 4 triệu đồng, tuy nhiên chỉ TechOne là có sẵn hàng. Với mức giá 4 triệu đồng nhưng lại sở hữu viên pin khủng, cấu hình mạnh, thiết kế ấn tượng, tôi cảm thấy rất hài lòng và tin chắc đây sẽ là sản phẩm hot nhất cuối năm 2015”.

Xiaomi Redmi Note 2

Xiaomi Redmi Note 2 vẫn đang tiếp tục là một cơn sốt trên thị trường công nghệ với mức giá rẻ và cấu hình tốt với RAM 2 GB, chip Hellio X10 MTK 6795 8 nhân trên nền tảng 64-bit. Máy thiết kế với màn hình 5,5 inch độ phân giải Full HD, tấm nền IPS cho hiển thị sắc nét. Camera sau 13 MP, camera trước 5 MP.

xiaomi-redmi-note-2

Với cấu hình như trên và giá bán Xiaomi Redmi Note 2 chỉ khoảng 3 triệu đồng, sản phẩm vẫn là sự lựa chọn được ưu ái trên thị trường.

LG G3

LG G3 là một trong những điện thoại đầu tiên sử dụng màn hình độ phân giải 2K, cùng nhiều tính năng vượt trội và cấu hình mạnh: RAM 3 GB, chip 4 nhân Qualcomm Snapdragon 801. Máy có khả năng lấy nét bằng laser với camera 13 MP; KnockCode - gõ để mở khóa trên màn hình.

Hiện LG G3 có giá bản chỉ khoảng 3,3 triệu đồng - sản phẩm này từng có giá tới 15 triệu đồng.

InFocus M810T

Với giá bán chỉ hơn 3 triệu nhưng lại sở hữu cấu hình mạnh, InFocus M810T đã làm hài lòng phần lớn người dùng và tạo ra ra sức lan tỏa mãnh liệt trên thị trường.


infocus-m810t

InFocus M810T thiết kế màn hình FHD IPS 5,5 inch, Full HD 1080x1920 pixels, mật độ điểm ảnh 401ppi. Vi xử lý Qualcomm Snapdragon 801 4 nhân, cho tốc độ xung nhịp đạt 2,5 Ghz, chip đồ họa Adreno 330. Cấu hình mạnh với RAM 2 GB, bộ nhớ trong 16 GB, hệ điều hành Android 5.0 Lollipop mới mẻ cùng giao diện InLife UI, pin 2.600 mAh.

InFocus M810T là chiếc điện thoại được “ra đời” dưới sự hợp tác của hai hãng công nghệ lớn danh tiếng là InFocus (Mỹ) và Foxconn (Đài Loan).

Xiaomi Redmi Note 3 có nên mua vào thời điểm hiện tại

Xiaomi Redmi Note 3 đem tới sự thay đổi lớn về mặt thiết kế, chất lượng hoàn thiện và cảm biến vân tay thời thượng với mức giá chỉ cao hơn một chút so với Redmi Note 2.

Trong thời điểm mà người viết thực hiện bài trên tay Xiaomi Redmi Note 3, ngay lập tức có hai anh chàng nhận ra thiết bị này và thực tế đây là người đang sử dụng Redmi Note 2. Hai anh chàng này tận tay và cảm nhận, đều cho rằng đây là một nâng cấp đáng giá và có một ước ao được đổi ngay lên sản phẩm mới. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách thực tế hơn, kỹ càng hơn, có lẽ người dùng chưa nên nâng cấp vội, hãy nhìn cộng đồng người dùng Xiaomi nhận định trước. Tránh trường hợp, như Redmi Note 2 với bản 799 và 899.

xiaomi-redmi-note-3

Xiaomi Redmi Note 3 là chiếc điện thoại tốt nhất trong tầm giá dưới 5 triệu đồng. Phiên bản thấp nhất có giá 4,2 triệu đồng và cao nhất là 4,75 triệu đồng. Đặc biệt khi chiếc điện thoại này sở hữu thiết kế bằng kim loại chắc chắn, bóng bảy, dễ cầm và hỗ trợ cảm biến vân tay. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của con chip Helio X10, RAM tùy chọn từ 2-3GB cho trải nghiệm rất tuyệt vời. Khó có đối thủ cho sản phẩm của Xiaomi trong phân khúc này.

Tuy nhiên, cần phải thật cẩn trọng khi chỉ trong 1 ngày bán ra tại Việt Nam, xuất hiện khá nhiều thông tin không hề mong muốn từ chiếc điện thoại này. Bắt đầu từ việc làm hỏng chiếc Xiaomi Redmi Note 3 chỉ sau 10 phút sử dụng ngắn ngủi được chia sẻ trên Sforum.

Cụ thể, ngay sau khi bật tính năng Children Mode và quay trở lại màn hình Home, trên màn hình chỉ còn duy nhất biểu tượng trình duyệt và một nút thoát ở dưới. Khi bấm nút thoắt, ứng dụng “cài đặt” khởi chạy và bị crash ngay lập tức. Cảm biến vân tay có thể mở khóa thiết bị, nhưng nhảy thẳng vào chế độ Children Mode chứ không phải chế độ thông thường.


Khi khởi động lại, tuy Xiaomi Redmi Note 3 có đòi mã PIN, nhưng kể cả có nhập đúng thì chúng ta vẫn bị “tắc” ở chế độ Children Mode, và bấm nút Exit cũng sẽ không có tác dụng gì. Đến đây, mình xác định sẽ mất tất cả dữ liệu và quyết định sẽ Factory Reset lại thiết bị (thông qua Recovery, vì giờ đây ta không thể truy xuất ứng dụng Cài đặt được nữa). Nhưng mọi thứ có vẻ không thật sự dễ dàng như vậy: khi cố gắng sử dụng tổ hợp phím Nguồn + Volume Up để truy cập Recovery thì chúng ta lại không có tùy chọn để Factory Reset.

Nhìn chung về Xiaomi Redmi Note 3, lỗi này vẫn chỉ xảy ra ở một trường hợp và chưa ghi nhận trường hợp thứ hai. Có nhiều ý kiến đây là một sự “dìm hàng” từ cộng đồng mạng và đang tiếp tục đi tìm nguyên nhân.

Thứ hai, đó là việc bootloader trên Xiaomi Redmi Note 3 bị khóa. Đây là điều chưa từng xảy ra trước đây đối với các dòng giá rẻ của Xiaomi. Điều này đem lại nhiều trở ngại cho việc root máy, mang tiếng Việt và các dịch vụ lên Redmi Note 3 như các dòng sản phẩm trước đây. Niềm an ủi duy nhất cho đến lúc này đó là việc dễ dàng cài đặt và khai thác ứng dụng từ CHPlay.

Nhìn chung, hai khó khăn trên cần phải có thời gian kiểm định và hy vọng vào cộng đồng phát triển Android Việt Nam cho lời giải đáp cuối cùng. Trước khi mua hãy tìm hiểu thật kỹ.

Redmi Note 3 và Redmi Note 2 có nhiều khác biệt về thiết kế, chất liệu và cảm biến vân tay. Có thể nói đây là một cuộc thay đổi rất lớn, bước đi đột phá của Xiaomi trong giải đoạn cuối năm 2015 khi mà Meizu đã nhanh chóng đưa các sản phẩm có cảm biến vân tay, kim loại nguyên khối ra thị trường. Tuy nhiên, ngoài hai điểm nổi bật nói trên, Xiaomi Redmi Note 3 không có nhiều cải thiện hay chính xác hơn không có gì cải thiện ngoài có thêm phiên bản RAM 3GB, viên pin 4000mAh.

Redmi Note 2 cũng sở hữu con chip 8 nhân Helio X10 của MediaTek, RAM 2GB, bộ nhớ trong 16GB và 32GB. 


Redmi Note 3 không có nhiều thay đổi về mặt này khi vẫn giữ nguyên vi xử lý và có thêm 1 phiên bản 3GB RAM và để sở hữu, người dùng phải bỏ ra 4,75 triệu đồng, cao hơn gần 1 triệu cho Redmi Note 2. Trên thực tế, hiệu năng của Redmi Note 3 cũng không cao hơn nhiều so với Redmi Note 2.

Bên cạnh đó, Xiaomi cũng đã bỏ đi khả năng nâng cấp bộ nhớ bằng thẻ microSD khi đổi sang thiết kế kim loại nguyên khối và độ mỏng ấn tượng hơn. Bởi vậy, nếu bạn bỏ ra 3,29 triệu đồng cho Xiaomi Redmi Note 3 một chiếc thẻ nhớ 16GB tốc độ cao vẫn rẻ hơn khá nhiều so với bản cao nhất của Redmi Note 3.Cuối cùng, độ phân giải camera cùng màn hình trên Redmi Note 3 cũng vẫn giữ nguyên như trên Redmi Note 2.

Với những lý do trên, bạn có nghĩ Xiaomi Redmi Note 3 có đáng để nâng cấp hay lựa chọn kinh tế hơn, Redmi Note 2.

Nguồn: Blog.techz

Xiaomi Redmi Note 3 bị khóa Bootloader?

Mặc dù mới chỉ nổi lên cách đây khoảng 2 năm nhưng Xiaomi đã nhanh chóng có một nền tảng cộng đồng hỗ trợ vô cùng đông đảo cả trong và ngoài nước. Sở dĩ hãng này được giới dev ủng hộ và xây dựng cộng đồng là vì Xiaomi chưa từng có tiền lệ khóa Bootloader trên các máy mang nhãn Xiaomi.

xiaomi-redmi-note-3

Điều này các bạn có thể thấy rõ qua cơn sốt Xiaomi Redmi Note 2 vừa qua, khi thời gian bán ra tại Việt Nam còn chưa tới nửa năm mà trên các diễn đàn lớn về Xiaomi như miui.vn đã xuất hiện ồ ạt các phiên bản ROM cook đủ hình đủ loại, khiến người dùng phải choáng ngợp không biết nên chọn loại nào.

Xiaomi Redmi Note 3 đã bị khóa Bootloader?

Vừa mới hôm qua thôi, những chiếc Xiaomi Redmi Note 3 đầu tiên đã về đến Hà Nội và cũng nhanh chóng chiếm được sự quan tâm của đại đa số người dùng smartphone trên cả nước. Tuy nhiên, sau nhiều lần cố gắng Root máy không thành công chúng tôi đã vô tình phát hiện ra 1 điều là chiếc Xiaomi Redmi Note 3 có thể đã bị khóa Bootloader.


Không thể can thiệp vào Recovery của Xiaomi Redmi Note 3

Chúng tôi đã thử nghiệm bằng cách flash trực tiếp Recovery của TWRP vào thay thế cho Recovery gốc của Xiaomi Redmi Note 3 nhưng bị máy chặn lại.

Tiếp đến chúng tôi thử dùng lệnh Unlock Bootloader thủ công từ chế độ Fastboot nhưng cũng không được chấp nhận.


Giao diện khi thử Reboot vào Recovery, dường như Xiaomi không có Recovery Mode trên Xiaomi Redmi Note 3.

Thử tắt máy và khởi động vào chế độ Recovery gốc của Xiaomi Redmi Note 3 (bằng phím Volume + và nút nguồn) nhưng bản thân sản phẩm này còn không có Recovery gốc, thay vào đó là một màn hình như bên dưới và không thể thao tác gì trên máy.

Bootloader là gì?

Bootloader thực chất là 1 tập lệnh do nhà sản xuất xây dựng để ra lệnh cho hệ thống của máy khởi động hệ điều hành. Mỗi cấu hình máy khác nhau sẽ được hãng tạo ra những Bootloader khác nhau nhằm tối ưu cho từng cấu hình. Tuy nhiên hầu hết các hãng sẽ khóa tập lệnh này lại để ứng dụng bên ngoài không thể thay đổi cấu trúc bên trong hệ điều hành mà chúng ta hiểu nôm na là việc cài một bản ROM khác lên máy.


Bootloader trong điện thoại Android đóng vai trò như một cánh cổng giúp giới dev có thể can thiệp vào ROM của máy nhằm tạo ra những phiên bản phần mềm phù hợp hơn với người dùng từng khu vực.

Khóa Bootloader sẽ gây ảnh hưởng thế nào?

Thực chất, việc khóa Bootloader giúp các nhà sản xuất bảo vệ sản phẩm của mình tốt hơn, tránh người dùng tự can thiệp vào nhân hệ điều hành gây ra nhiều lỗi và giảm sự bảo mật của thiết bị.

Tuy nhiên với Xiaomi, một sản phẩm không được chính hãng hỗ trợ tại thị trường Việt Nam thì khóa Bootloader đồng nghĩa với việc trước mắt người dùng sẽ không có Google Play hoàn chỉnh, khó xóa các app cài sẵn của nhà sản xuất gây nặng máy, không thể có những phiên bản ROM mượt mà, ổn định và hỗ trợ tiếng Việt như hiện nay.

Trong quá khứ cũng đã có không ít thiết bị không mở khóa Bootloader nhưng vẫn bị giới dev trên thế giới vượt qua và chiếm được quyền Root của hệ điều hành, nhưng cũng tồn tại không ít trường hợp phải bó tay và chấp nhận sông chung với ROM gốc cùng sự hỗ trợ “chậm như rùa” từ chính hãng.

Hiện tại chúng ta vẫn chưa thể biết chính xác ý đồ của Xiaomi là gì và giới dev có thể vượt qua rào cản này hay không nhưng điều rõ ràng nhất là Xiaomi đang cảm thấy bị người dùng can thiệp quá nhiều vào sản phẩm của mình.

Nguồn: Genk