Tại thị trường smartphone một số quốc gia đông dân như Ấn Độ hay Trung Quốc, các hãng sản xuất lớn đang dần để mất thị phần vào tay các hãng nội địa.
Châu Á không còn chỉ được biết đến là "công xưởng" sản xuất smartphone cho các hãng lớn như Apple bởi hiện nay rất nhiều nhà sản xuất trong khu vực đã tạo được những tiếng vang nhất định. Tại một số quốc gia như Trung Quốc hay Ấn Độ, các nhà sản xuất nội địa thậm chí còn khiến ông vua doanh số Samsung điêu đứng.
Dưới đây là 14 hãng sản xuất smartphone Châu Á đáng chú ý được trang TechInAsia bầu chọn.
Xiaomi trình làng chiếc điện thoại đầu tiên của mình vào năm 2011 và đến nay đã mở rộng thị trường sang Ấn Độ và một vài quốc gia Đông Nam Á khác. Hiện nay, Xiaomi đã trở thành một đối thủ trong khu vực của các hãng sản xuất "lão làng" như Samsung, HTC hay LG. Trong năm 2015, Xiaomi được cho là sẽ đổ bộ vào Mexico và Nam Mỹ với mục tiêu sản xuất vào bán ra 100 triệu sản phẩm smartphone.
"Bí kíp" cho sự thành công nhanh chóng của Xiaomi đến từ mức giá tốt mà hãng này mang lại cho thị trường. So với những sản phẩm có cùng cấu hình của Samsung, sản phẩm của Xiaomi có giá chỉ bằng một nửa. Xiaomi cũng có chiến lược phân phối sản phẩm thông minh chủ yếu qua kênh trực tuyến và qua các nhà mạng để tiết kiệm chi phí. Đến nay, thương hiệu này không có bất kì một cửa hàng phân phối nào mà chỉ có một số trung tâm dịch vụ.
2. OnePlus (Trung Quốc)
Cái tên OnePlus xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2013. Hiện nay, thương hiệu này mới chỉ có một sản phẩm duy nhất là OnePlus One với cấu hình "khủng" và tầm giá tốt. Trước đây, OnePlus One chỉ được bán với số lượng rất ít thông qua cơ chế thư mời, tuy nhiên chính chiến lược này đã tạo ra một "cơn sốt" nhỏ và giúp OnePlus One được nhiều trang công nghệ lớn nhắc đến. Năm nay, được cho là sẽ trình làng.
3. Oppo (Trung Quốc)
OPPO chính là công ty mẹ của thương hiệu OnePlus, tuy nhiên OPPO thậm chí còn không được nhắc đến nhiều trên thế giới như OnePlus. Hiện nay, hãng này mới chỉ đang tập trung vào chinh phục thị trường Đông Nam Á.
4. Coolpad (Trung Quốc)
Trong số các thương hiệu Trung Quốc xuất hiện trong danh sách này, Coolpad có lẽ là cái tên ít được biết đến nhất. Tuy nhiên thực tế nhà sản xuất này đã giành được khá nhiều thành công ở phân khúc smartphone giá thấp tại thị trường nội địa. Năm 2014, Coolpad có trong tay 9,4% thị phần smartphone Trung Quốc, xếp ở vị trí thứ 5.
5. Micromax (Ấn Độ)
Micromax từng là thương hiệu làm doanh số của Samsung chao đảo ở thị trường Ấn Độ. Hãng này đồng thời chính là đối tác của Google trong việc sản xuất những chiếc điện thoại giá rẻ chạy Android trong dự án Android One. Micromax lần đầu thể hiện tham vọng "vươn ra thế giới" của mình vào năm 2013 tại hai thị trường mới nổi là Nga và Romania, tuy nhiên chưa mang lại thành công đáng kể.
6. Karbonn (Ấn Độ)
Karbonn là một nhà sản xuất lớn khác đến từ Ấn Độ và đây cũng đồng thời là một đối tác của Google trong dự án Android One. Karbonn có quy mô nhỏ hơn Micromax, tuy nhiên tốc độ phát triển của cái tên này cũng không kém cạnh là bao. Cả hai đều có những đóng góp tích cực cho sự chuyển dịch của người dùng Ấn Độ từ điện thoại cơ bản sang smartphone.
7. Xolo (Ấn Độ)
Xolo khá nổi bật tại thị trường Ấn Độ ở phân khúc tầm trung và giá thấp, tuy nhiên theo đánh giá, mức giá Xolo không cạnh tranh bằng những gì Micromax và Karbonn mang lại.
8. Smartfren (Indonesia)
Smartfren thực chất là một công ty viễn thông di động đang tiến đánh thị trường smartphone Indonesia bằng các sản phẩm giá thấp. Mặc dù đã có những thành công nhất định, tuy nhiên để đạt đến tầm ảnh hưởng như những gì Xiaomi hay OnePlus đã làm được, Smartfren còn một chặng đường dài phía trước để chinh phục.
9. Himax (Indonesia)
Himax cũng đang bắt đầu tạo được chỗ đứng tại Indonesia với sản phẩm có cấu hình tốt hơn Smartfren đồng thời có giá bán khá dễ chịu.
10. Mito (Indonesia0
Không chỉ phân phối smartphone, Mito còn sản xuất cả điện thoại cơ bản và máy tính bảng ở Indonesia. Hãng này đồng thời cũng có hoạt động tại Ấn Độ. Được biết, 80% doanh số của Mito nằm ở khu vực smartphone giá thấp và điện thoại cơ bản.
11. Cherry Mobile (Philippines)
Cherry Mobile có doanh số lớn hơn cả doanh số của Samsung trong hai năm liên tiếp 2013 và 2014, dẫn nguồn từ số liệu của IDC. Theo đó, báo cáo cho biết 21,9% số smartphone bán ra tại Philippines trong năm 2014 thuộc về Cherry Mobile trong khi đó con số này của Samsung chỉ là 13,3%. Hiện nay, Cherry Mobile đang có tới 38 thiết bị trong danh mục sản phẩm smartphone. Hãng này là đối tác của Google cùng dự án Android One.
12. MyPhone (Philippines)
MyPhone hiện đang có doanh số đứng thứ ba tại Philippines, đứng sai Cherry Mobile và Samsung. Tương tự Cherry Mobile, MyPhone được Google chọn làm đối tác khi công bố dự án Android One tại Philippines vào tháng 2 năm nay.
13. I-Mobile (Thái Lan)
I-Mobile là một hãng sản xuất smartphone Android tại Thái Lan. Thông thường, các sản phẩm của hãng này thường có giá bán thấp với điểm mạnh nằm ở thông số camera khá ấn tượng so với tầm giá.
14. QMobile (Pakistan)
QMobile đã thương hiệu smartphone nội địa lớn nhất tại Pakistan. Hãng này được thành lập vào năm 2009 và bên cạnh smartphone còn phân phối điện thoại cơ bản và máy tính bảng. Tính đến thời điểm hiện tại, 82 mẫu smartphone đang được liệt kê trên trang chủ của QMobile.
Nguồn: Kenh14.vn
EmoticonEmoticon